Kinh tế - xã hội nước ta tháng 10 và 10 tháng năm 2022 tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng, nổi bật là kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm…
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Kinh tế nước ta trong 10 tháng năm 2022 tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng, nổi bật là kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm…

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội nước ta tháng 10 và 10 tháng tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng. Nổi bật là kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%...

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 3.

Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 80,36 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 232,46 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 74,3%.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Trong 10 tháng có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,3%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,1%, tăng 0,1 điểm phần trăm. Nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,6 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,4 điểm phần trăm.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 5.

Ảnh: Tổng cục Thống kê

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 105,28 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,14 tỷ USD, tăng 12%.

Trong 10 tháng có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,7%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45%, giảm 1,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,7%, tăng 1,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 6.

10 tháng năm 2022, CPI bình quân tăng 3,51% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng tăng cao: Nhóm giao thông tăng 12,92%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,49%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,55%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,33%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,32%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,07%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,1%.

Các nhóm có CPI tăng nhẹ là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,84%; giáo dục tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 7.

Ảnh: Tổng cục Thống kê

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, kinh tế trong nước cũng như của Hà Nội đang phục hồi rõ nét và với các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng cuối năm. Khi đó, cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình. Tổng hợp các yếu tố trên, giá cả hàng hóa và dịch vụ có khả năng tăng, tạo áp lực lên lạm phát.

Ảnh: Internet

Trong khi đó, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, với quyết tâm, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương trong từng tháng cuối năm 2022, lạm phát sẽ được kiềm chế hiệu quả. Theo đó, CPI bình quân năm 2022 sẽ đạt mục tiêu của Quốc hội đề ra (dưới 4%).

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 9.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 10.

Vốn đầu tư tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng năm 2022 ước tính tăng 20,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%, cao nhất của 10 tháng trong 5 năm qua.

Cụ thể, có 90 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 390,1 triệu USD, gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 61,9 triệu USD, giảm 85,5%.

Bên cạnh đó, số vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do có 5 dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, mỗi dự án có số vốn hơn 34,68 triệu USD.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 11.

Ảnh: Tổng cục Thống kê

10 tháng, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 452,1 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 224 triệu USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 42,8 triệu USD, chiếm 9,5%; hoạt động khai khoáng đạt 39,8 triệu USD, chiếm 8,8%.

Trong 10 tháng năm 2022, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Singapore là nước dẫn đầu với 75,3 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư; Lào 70 triệu USD, chiếm 15,5%; Hoa Kỳ 38,2 triệu USD, chiếm 8,5%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34,7 triệu USD, cùng chiếm 7,7%...

Việt Nam đã có 1.594 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư trên 21,68 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,1%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là: Lào, Campuchia, Venezuela…

Đối với quốc gia Lào, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào đã có sự phát triển không ngừng. Lào luôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào có hiệu quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 12.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%, cao nhất của 10 tháng trong 5 năm qua. Ảnh: Tạp chí Kinh Doanh

Hiện, nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nộp ngân sách, thực hiện công tác an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng tại một số địa phương… được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao.

Nổi bật, trong năm 2021, một số một số dự án lớn, quan trọng đã được phía Lào tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: dự án cảng Vũng Áng, thủy điện Luang Prabang, Xekaman 3, muối mỏ Kali, sân bay Noong-khảng…

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 13.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022 ước đạt 486,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.643,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5,1%), nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 16,1% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%).

Nguyên nhân khiến tổng mức bán lẻ tăng mạnh là do giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng đã tác động đến tốc độ tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa. Bên cạnh đó, sức mua tuy hồi phục nhưng chưa mạnh bởi nhiều người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu do lạm phát.

Theo các chuyên gia kinh tế, sau một thời gian dài bị “kìm hãm” bởi dịch Covid-19, dịp cuối năm người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay, sẽ tạo nên làn sóng mua sắm bùng nổ. Tâm lý tích cực của người tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ - bán lẻ dễ dàng phục hồi và phát triển trong cả trung và dài hạn. 

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 15.

Ảnh: Tổng cục Thống kê

Thông tin từ Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% GDP cả nước.

Báo cáo ''Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt'' của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company Việt Nam chỉ rõ, hầu hết doanh nghiệp bán lẻ đều xem cuối năm là dịp tốt để kích cầu tiêu dùng, bởi đây là giai đoạn có thể đóng góp 30 - 40% doanh số cả năm. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ thường đầu tư lớn nhằm tạo ra sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong cuộc đua với những đối thủ cùng ngành.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2022 - Ảnh 16.

Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ kết quả đạt được, các chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam đã đi qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2022 với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, các ngành. Các chuyên gia nhận xét kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, khá toàn diện trên tất cả lĩnh vực, ngành nghề, tạo tiền đề quan trọng giúp nền kinh tế tăng trưởng cao trong cả năm 2022. Đồng thời, những yếu tố này góp phần thêm nguồn lực, động lực cho các năm tiếp theo trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước.

Thực hiện: Minh An