Nhiều doanh nghiệp gửi tiền 'nhàn rỗi' tại ngân hàng

Doanh nghiệp
02:13 PM 12/05/2025

Việc nhiều doanh nghiệp gửi lượng tiền mặt lớn tại ngân hàng không chỉ là chiến lược phòng ngự an toàn, mà còn là “vũ khí mềm” giúp doanh nghiệp chủ động trong đàm phán tín dụng, linh hoạt xoay trở khi cần thiết.

Trong bối cảnh các kênh đầu tư ngày càng tiềm ẩn nhiều bất trắc, không ít doanh nghiệp lớn lại chọn cho mình con đường thận trọng: biến tiền mặt thành nguồn thu ổn định qua việc gửi tiết kiệm. 

Nhiều doanh nghiệp gửi tiền 'nhàn rỗi' tại ngân hàng- Ảnh 1.

Dù lãi suất huy động ngân hàng hiện chỉ quanh mức 4,5-6% mỗi năm cho kỳ hạn 12 tháng, kịch bản “tiền nhàn rỗi sinh lời” vẫn diễn ra đều đặn, giúp nhiều doanh nghiệp có thêm hàng trăm tỷ đồng mỗi quý mà không cần mạo hiểm trên thị trường.

Điển hình là Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global). Viettel Global đang là doanh nghiệp trên sàn sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi lớn nhất cuối quý I/2025, ở mức hơn 39.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý I/2025 của Viettel Global, dù chịu lỗ hơn 1.500 tỷ đồng do biến động tỷ giá, nguồn thu vững vàng từ tiền gửi đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh.

Không chỉ Viettel Global, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận nguồn thu từ tiền gửi có đóng góp lớn vào lớn nhuận trong quý đầu năm nay, ví dụ Petrolimex hay Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Thậm chí, PV Oil có thể đã lỗ nếu không có tiền gửi. 

Không chỉ để đầu tư, các doanh nghiệp sở hữu lượng tiền lớn đều gửi ngân hàng còn với nhiều mục đích khác. Công ty cổ phần tập đoàn Hóa chất Đức Giang, một công ty trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, đem tiền đi gửi để vừa đầu tư vừa chuẩn bị cho những dự án lớn.

Theo báo cáo tài chính quý I/2025, Hóa chất Đức Giang có gần 11.300 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chiếm 66% tổng tài sản. Số tiền này mang về cho doanh nghiệp 134 tỷ đồng tiền lãi trong quý trước, tương ứng mỗi ngày thu về 1,5 tỷ đồng. Việc nắm giữ lượng tiền gửi áp đảo cho thấy Hóa Chất Đức Giang không chạy theo trào lưu “lướt sóng” lợi nhuận ngắn hạn từ các kênh đầu tư rủi ro. Thay vào đó, công ty lựa chọn con đường bền vững: kiên nhẫn tích lũy, bảo toàn nguồn lực, sẵn sàng chờ đợi cơ hội đầu tư vào chính lĩnh vực cốt lõi mà mình am hiểu.

Không chỉ riêng Hóa chất Đức Giang hay Viettel Global, nhiều công ty trên sàn cũng đang gửi hàng chục nghìn tỷ ở ngân hàng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn cũng đang thực hiện việc này như Vingroup, Hòa Phát, PV Gas, FPT, Vinamilk...

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thay vì đầu tư dòng tiền vào hoạt động kinh doanh vốn nhiều rủi ro, kênh ngân hàng trở thành “nơi trú ẩn” cho dòng tiền của các doanh nghiệp dồi dào tiền mặt. Các chuyên gia nhận định, động thái này của doanh nghiệp vừa gia tăng được lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn cho dòng vốn và chờ cơ hội "ấm lên" của nền kinh tế để đầu tư.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Để Nhà hát Opera Hà Nội luôn sáng đèn: Tâm huyết từ chủ đầu tư Để Nhà hát Opera Hà Nội luôn sáng đèn: Tâm huyết từ chủ đầu tư

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.