Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 08/08/2022

Chốt phiên giao dịch chứng khoán ngày 5/8/2022, VN-Index giảm 1,41 điểm xuống 1.252,74 điểm; toàn sàn có 210 mã tăng, 228 mã giảm và 90 mã đứng giá. HNX- Index tăng 2,17 điểm lên 299,90 điểm; toàn sàn có 113 mã tăng, 85 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,46 điểm lên 91,32 điểm; toàn sàn có 267 mã tăng, 138 mã giảm và 60 mã đứng giá.

Về khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 18.256 tỷ đồng; riêng sàn HoSE ghi nhận khối lượng giao dịch tương ứng hơn 15.562 tỷ đồng.

Kim ngạch nhập khẩu

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7-2022 ước tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%.

Tính chung 7 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,6%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2021 cũng tăng 9,7%).

Ngoài ra, tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD; tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 thì ước đạt 215,59 tỷ USD - tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 764 triệu USD (cùng kỳ năm 2021 nhập siêu 3,31 tỷ USD).

Bình quân 7 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 1.

Tình hình kinh doanh tháng 7/2022.

Vốn đầu tư nước ngoài

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt gần 15,54 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn thực hiện ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2%. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Một tín hiệu tích cực khác của nền kinh tế là theo thống kê lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm ước đạt hơn 1,09 triệu tỷ đồng (bằng 77,5% dự toán năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, lũy kế chi ngân sách 7 tháng đạt 842.700 tỷ đồng (bằng 47,2% dự toán năm), bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Đáng chú ý là về lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Theo đó, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với tháng trước và gấp 47,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 954,6 nghìn lượt người, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 2.

Tháng 7/2022, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 10 lần so với năm trước.

Đặc biệt, trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam thời gian qua, khách đến bằng đường hàng không chiếm gần 87,1% - gấp 13,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, có thể khẳng định, sau khi mở cửa du lịch quốc tế từ ngày 15-3-2022, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những tín hiệu tích cực. Những kết quả trên của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện doanh thu và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, lưu trú du lịch và vận tải du lịch...

TTCK nhìn về dài hạn

Đà tăng ào ạt và tạo ra những đỉnh mới đã nguội đi khá nhanh. Dòng tiền cũng co hẹp lại một chút nhưng vẫn giữ mức khá cao trong bối cảnh hiện tại. Áp lực bán tăng là bình thường và những nhịp lùi giá vẫn là cơ hội để chọn mua cổ phiếu tốt.

Thị trường phản ứng cân bằng lại là điều bình thường. Điều quan trọng hơn là thanh khoản vẫn đang duy trì được ở ngưỡng chấp nhận được và rào cản rủi ro tạm thời được tháo gỡ.

Nếu nhìn từ áp lực bán ngắn hạn xuất hiện thì các cổ phiếu ít chịu áp lực này – biểu hiện là thanh khoản, giá vẫn được neo giữ tốt – cho thấy có dòng tiền vào hoặc ít bị lướt sóng. VIC, CTG hay nhiều cổ phiếu khác có thanh khoản lớn trong đợt ATC và giá bị ép mạnh cần chờ thêm tới tuần sau xem thật sự có thể cân bằng lại hay không. Kịch bản xấu nhất là các trụ vẫn tiếp tục gây sức ép lên các chỉ số và xu hướng tăng chậm chạp. Đây không phải là diễn biến mới, cần tập trung vào các cổ phiếu đã chọn lựa, thay vì nhìn chỉ số có vượt mốc nọ mốc kia hay không.

Hiện thị trường vẫn chưa có đầy đủ số liệu lợi nhuận quý 2 và một số cổ phiếu lớn có khả năng xuất hiện con số không được thị trường ưa thích. Vì vậy rào cản đối với chỉ số vẫn còn. Tuy nhiên nếu nhìn rộng hơn, những yếu tố bất lợi trước mắt đã được gỡ bỏ hoặc ít nhất là không có gì xấu hơn. Thị trường đã trải qua giai đoạn khó chịu nhất thì cơ hội ổn định lại và phục hồi sẽ dễ hơn là giảm. Điều còn lại trong bối cảnh dòng tiền hạn chế, là tối ưu vị thế, chọn đúng mã sẽ quyết định. Vẫn giữ quan điểm các nhịp giảm ngắn là cơ hội để tăng mua, không cần phải đua giá làm gì. Tỷ trọng có thể cao hơn trung bình.

Thị trường đã vượt qua trở ngại từ đợt tăng lãi suất tháng 7 của FED và các số liệu lợi nhuận quý 2 dồn dập được công bố là động lực để VN-Index có tuần tăng trưởng thứ 3 liên tiếp.

Các chuyên gia đều đánh giá thị trường đang bước vào nhịp phục hồi ngắn hạn và đích đến của chỉ số có thể trong khoảng 1.300 điểm. Tuy nhiên thị trường vẫn sẽ các phiên rung lắc trên đường tăng. Các chuyên gia cho rằng nên tích lũy cổ phiếu ở những nhịp điều chỉnh và bản thân cũng đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Mặc dù xu hướng chính là thị trường phục hồi tăng, các chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu kỹ càng để có thể gia tăng lợi nhuận tốt hơn. Nhóm cổ phiếu tài chính như chứng khoán, ngân hàng được quan tâm và đánh giá có khả năng dẫn sóng. Về dài hạn, các doanh nghiệp sẽ có sự phân hóa lợi nhuận và đặc biệt là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận các quý tiếp theo sẽ rất khác nhau.

Mã PGT trên sàn HNX là một gợi ý để nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với cổ phiếu có vùng giá hấp dẫn.

Nhìn lại 7 tháng qua của PGT Holdings thông qua 6 sự kiện nổi bật

1. Tháng 1/2022, PGT Holdings chính thức công bố rộng rãi vị cổ đông và là đối tác chiến lược của doanh nghiệp.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 3.

Ông Nakao Hiroshi hiện đang là cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC.

2. Tháng 2/2022, lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Cụ thể, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 4.

Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.

3. Tháng 5/2022, PGT Holdings hợp tác cùng IT-COMMUNICATIONS Việt Nam

Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 5.

IT-COMMUNICATIONS Việt Nam (https://www.itcom21.com.vn/), với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất

4. Ngày 17/6/2022, PGT Holdings tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên 2022

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 6.

PGT Holdings đã thông qua những vấn đề quan trọng về định hướng kinh doanh và tăng vốn trong năm 2022.

5. Trong giữ tháng 6/2022, PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow"

Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 8.

6. Cũng trong tháng 6/2022, PGT Holdings cùng các đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 9.

Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

Nhiều gam màu sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 - Ảnh 10.

Thống kê mã giao dịch của PGT trên sàn HNX (từ 1/8 – 5/8).

Khép lại phiên giao dịch ngày 5/8/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 6,200 – 10,000 VNĐ.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ PGT Holdings tin rằng sẽ là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đem tới những cơ hội kinh doanh sinh lời hiệu quả cho các nhà đầu tư. Do đó mã PGT chính là một gợi ý tiềm năng để giải ngân trong dài hạn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.