Nhiều mã cổ phiếu vận tải biển "tăng trần"

Chứng khoán
08:35 AM 12/11/2024

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đang giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu vận tải biển lại nổi bật với sắc tím.

Thị trường chứng khoán khởi đầu tuần mới khá ảm đạm khi thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp và tín hiệu khóa đáy ngắn hạn chưa được xác nhận. 

Nhiều mã cổ phiếu vận tải biển "tăng trần"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đóng cửa phiên 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (-0,18%) xuống 1.250,32 điểm. Toàn sàn HoSE có 162 mã tăng, 210 mã giảm và 69 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,01%) xuống 226,86 điểm, với 84 mã tăng, 67 mã giảm và 65 mã đứng giá. Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) lên 92,4 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 796,5 triệu cổ phiếu (tăng 43% so với phiên trước), tương ứng giá trị giao dịch đạt 19.616,8 tỷ đồng (tăng 41%). Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.015,5 tỷ đồng (giảm 17,8%) và 526 tỷ đồng.

Điểm tích cực là dù thị trường suy giảm nhưng vẫn có những dòng cổ phiếu thu hút lôi kéo dòng tiền, do đó trạng thái thị trường đang chuyển sang giai đoạn tích lũy và chờ tín hiệu khởi động.

Trong khi các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, năng lượng chìm trong sắc đỏ, thị trường ghi nhận các lĩnh vực có xu hướng ngược lại kể đến cảng, vận tải biển, công nghệ viễn thông, nguyên vật liệu, phân bón.

Nhiều mã cổ phiếu vận tải biển "tăng trần"- Ảnh 2.

Kết quả giao dịch phiên 11/11 của một số cổ phiếu cảng, vận tải biển. Ảnh: SSI

Nổi bật trong đó là nhóm cổ phiếu cảng, vận tải biển đồng loạt "khoe sắc tím". Tính đến hết phiên sáng 11/11, MVN và VLG tăng gần 15% (tăng trần trên UPCoM); VOS và VIP tăng gần 7% (tăng trần trên HOSE); DXP, SGP, PHP tăng 7-9%; VTO tăng trên 6%; HAH, VSC cũng tăng 3%...

Thanh khoản nhóm này cũng "dậy sóng". Giao dịch sôi động nhất ghi nhận tại VSC, VOS, HAH, DXP hay GMD. Đơn cử, VSC ghi nhận khớp lệnh phiên sáng gần 7 triệu cp, gấp 4 lần phiên trước. Khối lượng khớp lệnh tại VOS và DXP đạt lần lượt 4,3 triệu cp và 1,8 triệu cp, gấp lần lượt hai lần và 7 lần phiên trước.

Khối ngoại tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng trên HoSE. Phiên 11/11, nhóm này bán ròng 943 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đột biến ở hai mã MSN và CMG, với giá trị lần lượt 250 tỷ và 208 tỷ đồng. STB và TCB bị bán ròng lần lượt 107 tỷ và 77 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG được mua ròng mạnh nhất với 160 tỷ đồng. DGC và CSV được mua ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD Nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng hai con số, thúc đẩy chủ yếu nhờ thương mại điện tử, du lịch trực tuyến với tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 16% và 36 tỷ USD năm 2024…