Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng
07:21 AM 02/07/2020

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay có chi phí hợp lý trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

    BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiêp

    Từ ngày 01/7/2020, BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, BIDV đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng với mức giảm từ 2,5% - 3,0%/năm so thời điểm truớc dịch COVID-19.

    Trước đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, BIDV là một trong các ngân hàng đầu tiên ban hành gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng với quy mô lên đến 93.000 tỷ đồng. Đến nay, doanh số giải ngân gói tín dụng hỗ trợ này đã đạt trên 70.000 tỷ đồng cho 5.400 khách hàng với mức lãi suất đang áp dụng giảm 2,0%/năm so lãi suất trước thời điểm dịch.

    Hay như Agribank cũng thông báo giảm tiếp 0,2% lãi suất cho vay từ ngày 30/06/2020 đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo quy  định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN của NHNN, cụ thể: lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 4,8%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay.

    Đây là lần thứ 3 liên tiếp Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay, cùng ngành Ngân hàng hiện thực hóa các cam kết trước Chính phủ, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp, sớm tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế trong trạng thái “bình thường mới” sau dịch COVID-19.

    Đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đến hết tháng 5/2020, Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng, cụ thể: Cơ cấu lại nợ; miễn giảm lãi, phí là 41.788 tỷ đồng. Ngoài ra cho vay mới 42.458 tỷ đồng với 23.656 khách hàng; đồng thời thực hiện hạ lãi suất cho hơn 54.000 khách hàng với số dư hạ lãi suất gần 40.000 tỷ đồng...

    Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ Trưởng Vụ tín dụng của NHNN, đến 22/6/2020, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 258 nghìn khách hàng với dư nợ gần 177 nghìn tỷ đồng. Qua đó ngành ngân hàng đã miễn, giảm lãi suất cho vay cho hơn 421 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1,26 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt 1,13 triệu tỷ đồng cho hơn 238 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.

    Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Thống đốc NHNN, cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng đã vào cuộc rất sớm, chủ động, linh hoạt, từng bước tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và đã đạt được kết quả tốt. "NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục kinh tế sau dịch bệnh; đồng thời điều hành tỷ giá ổn định và sẵn sàng can thiệp để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ cho nền kinh tế, không để xảy ra bất ổn vĩ mô. Ðặc biệt, NHNN cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế trên cơ sở nhu cầu vốn của doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19", bà Hồng nhấn mạnh.

    Việc các ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên do tác động tiêu cực của dịch bệnh, nên nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn, không đáp ứng được điều kiện theo quy định để tiếp cận tín dụng ngân hàng. Minh chứng rõ nhất là đến 16/6/2020, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 2,13%. 

    Dương Thùy
    Ý kiến của bạn
    Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

    Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.