Nhiều nỗ lực, bứt phá trong việc dạy và học ở một ngôi trường miền núi xứ Thanh
Trường THCS Phùng Giáo đóng ở làng Chầm, xã Phùng Giáo - một xã miền núi nằm trên địa bàn khó khăn của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, tập thể sư phạm và học sinh nhà trường đã phải cố gắng gấp nhiều lần, nỗ lực thích nghi với điều kiện dạy và học còn khó khăn, thiếu thốn để vươn lên, tạo được sức bật mạnh mẽ mà không ít trường khác có điều kiện tốt hơn còn chưa làm được.
Với hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng tốt hơn, đảm bảo điều kiện tối thiểu để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác Giáo dục ở địa phương nhiều năm qua vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc và Sở GD&ĐT Thanh Hóa; đặc biệt là sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể nhân dân trong công tác giáo dục.
Từ những sự quan tâm cần thiết đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã Phùng Giáo, để chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề. Trong đó, chú trọng việc xây dựng kế hoạch giảng dạy sớm, kỹ lưỡng, chính xác, phù hợp cho mỗi năm học.
Nhà trường đã thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học với các hoạt động: Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành chuỗi hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bao vệ kết quả học tập của học sinh; giáo viên tổng hợp nhận xét, đánh giá, kết luận đê học sinh tiếp nhận và vận dụng...
Tại mái trường THCS Phùng Giáo, nhà trường xác định các trọng tâm giáo dục, hướng học sinh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hiểu biết về chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên;… Nhà trường thực hiện giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục tăng cường năng lực số, chuyển đổi số và các nội dung giáo dục lồng ghép phù hợp khác theo quy định.
Việc đánh giá học sinh THCS của nhà trường được thực hiện theo đúng quy định đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho hệ thống câu hỏi của trường. Tăng cường chỉ đạo, quản lý việc sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dung đó.
Nhiều năm qua, cùng với công tác quản lý nghiêm túc, lãnh đạo nhà trường thường xuyên tham gia tập huấn và tổ chức tốt việc tập huấn tại trường về các nội dung do Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT tập huấn cho giáo viên cốt cán; chú trọng tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Quan tâm công tác bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên. Nhà trường đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để chia sẻ, tháo gỡ khi giáo viên gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc, nhất là những lớp có nhiều học sinh còn chưa ngoan, học lực còn yếu.
Có một thực tế là, Phùng Giáo là nơi có đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15%, hộ cận nghèo 14%; đường giao thông đi lại khó khăn. Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 04 khối lớp với 277 học sinh, thì trong đó có 256 học sinh là người dân tộc, có 47 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Môi trường xã hội tại khu vực miền núi Phùng Giáo còn khá phức tạp đã tác động xấu đến học sinh. Một số ít học sinh còn chưa chăm ngoan, thường vi phạm nội quy, bị ảnh hưởng của những tiêu cực xã hội, gia đình không mẫu mực. Tiếp đó là do điều kiện kinh tế gia đình của đa số học sinh còn khó khăn, môi trường học tập ở nhà không thuận lợi; sự đầu tư, quan tâm đến việc học của con em nhiều phụ huynh chưa chú trọng… nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
Thực tế này, khó khăn hạn chế này, đòi hỏi thầy và trò nhà trường phải nỗ lực hơn nhiều so với các trường khác trên cùng địa bàn. Và các thành quả đạt được từ những khó khăn nêu trên đã thực sự là "trái ngọt", là minh chứng cho việc, dù đời sống còn nhiều vất vả, nhưng các thầy cô tại Trường THCS Phùng Giáo đều nỗ lực, bằng trí tuệ, tâm huyết, tình yêu nghề, yêu người và đức hi sinh, tận hiến đã âm thầm đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành giáo dục huyện Ngọc Lặc và tỉnh Thanh Hóa: Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ (%) chất lượng giáo dục đại trà lớp 9 của nhà trường khá tốt, với 12% học sinh đạt loại Giỏi, 24 học sinh đạt loại Khá; tỷ lệ học sinh lớp 9 đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt 68%...
Nhà trường đã có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn Văn hóa cấp huyện đạt giải. Học sinh Trường THCS Phùng Giáo đã tích cực tham gia Cuộc thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa. Tại Cuộc thi nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh THCS cấp huyện, học sinh nhà trường đã có 02 giải Nhì, 01 giải Ba,… Những kết quả này dù còn khiêm tốn, còn là những niềm vui vẫn chưa thật sự trọn vẹn, nhưng đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực thật nhiều của tập thể sư phạm và học sinh nhà trường.
Năm học 2023-2024, nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện tốt nhất để thầy yên tâm dạy, trò chuyên cần học. Công tác quản lý, quản trị nhà trường, việc dạy và học về văn hóa và kỹ năng sống đã được Ban Giám hiệu Trường THCS Phùng Giáo đặt ra các mục tiêu cụ thể, để thầy và trò không ngừng cố gắng phấn đấu. Mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản của ngành Giáo dục.
Mang trong mình khát vọng xây dựng một ngôi trường theo định hướng đổi mới giáo dục, trong năm học 2023-2024 và các năm học tới, Trường THCS Phùng Giáo sẽ tiếp tục không ngừng phấn đấu để đạt những kết quả cao hơn nữa trong công tác dạy và học; chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ ngày càng được nâng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguyễn HạnhTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.