Nhiều “Ông lớn” tài chính sẽ gia nhập vào “Thị trường rủi ro” năm 2023
Đà sụt giảm mạnh của thị trường tiền mã hóa đã khiến khoảng 80% triệu phú Bitcoin biến mất khỏi thị trường.
Nhưng tuy nhiên trong giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có 1 vài tập đoàn tài chính lớn sẽ gia nhập thị trường vì những tiềm năng sinh lời.
Thực trạng của thị trường tiền mã hóa
Theo dữ liệu mới nhất từ Công ty phân tích mạng lưới blockchain Glassnode, hiện chỉ có 23,245 ví có số dư Bitcoin trên một triệu USD. Đây được xem là hệ quả của việc tiền số lớn nhất thế giới mất giá gần 80% so với mức đỉnh hồi tháng 11/2022.
Số triệu phú Bitcoin giảm tương ứng khoảng 80% so với 112,898 người, chiếu theo dữ liệu ngày 8/11 năm ngoái (2021). Đây là thời điểm đồng tiền số này đạt đỉnh hơn 69,000 USD một đơn vị.
Cũng theo Glassnode, (những nhà đầu tư nắm giữ tiền số lâu dài) đang tiếp tục tích lũy, dù tỷ lệ thua lỗ vẫn còn cao đáng kể. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người có 0,01 Bitcoin trở lên trong ví của họ, cũng đã tăng số lượng gần đây. Ngoài ra, lượng ví có số dư khác 0 đã tăng đáng kể từ ngày 18/11. Đây được xem là xu hướng tương đối hiếm ghi nhận kể từ tháng 4/2021.
Theo Cointelegraph, kể từ khi FTX gặp khủng hoảng, nhà đầu tư ngày càng ít ưu tiên lưu trữ tài sản trên các sàn giao dịch. Trong số những nhà đầu tư sở hữu từ một Bitcoin trở lên, đa phần chuộng rút tiền về kho lưu trữ cá nhân và hợp nhất ví. Tính đến ngày 27/11, tổng số này là hơn 952,000 ví, một kỷ lục trong lịch sử của Bitcoin.
Khoảng 2,3 triệu Bitcoin hiện được lưu trữ trên các sàn giao dịch tập trung, tương tự mức ghi nhận vào giữa năm 2018. Con số trên giảm mạnh so với mức cao nhất mọi thời đại là 3,1 triệu đơn vị hồi năm 2020.
Tâm lý ngại giao dịch với các sàn trung gian lớn dần khi FTX công bố có khoảng một triệu chủ nợ, gồm 50 chủ nợ lớn nhất là các tổ chức và công ty lớn, với tổng số nợ lên tới gần 3,1 tỷ USD. Trong đó 1,45 tỷ USD là số nợ của 10 chủ nợ lớn nhất, song sàn giao dịch tiền số này không nêu cụ thể chủ nợ đó là những bên nào.
Nhà đầu tư cá nhân ngày càng có tâm lý e ngại trước thông tin nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn còn phải chịu thiệt hại nặng nề mỗi khi có biến cố trên thị trường tiền số. Trong sự vụ FTX gần đây, Bloomberg thống kê có ít nhất khoảng 10 doanh nghiệp tiền số chịu thiệt hại lớn. Tính chung về rủi ro tài chính, có đến gần 50 tổ chức chịu liên đới vì có quan hệ giao thương với hệ sinh thái FTX.
CoinTelegraph dẫn báo cáo nghiên cứu từ Coinbase lưu ý rằng sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền số lớn thứ ba thế giới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Điều này có thể góp phần khiến "đóng băng" tiền số kéo dài đến cuối năm 2023. Dữ liệu thị trường cũng chỉ ra dấu hiệu tương tự khi tỷ lệ stablecoin so với tổng vốn hóa thị trường đã đạt mức cao mới là 18%. Điều này đồng nghĩa nhiều nhà đầu tư đang thoát khỏi các đồng tiền biến động cao và chuyển sang các stablecoin được chốt giá bằng USD.
Theo báo cáo, hiệu ứng lan truyền từ việc FTX nộp đơn xin phá sản đã được hạn chế. "Những sự kiện đáng tiếc xung quanh FTX chắc chắn đã làm tổn hại niềm tin của nhà đầu tư vào loại tài sản kỹ thuật số, việc khắc phục sẽ mất thời gian", nhóm phân tích Coinbase nêu quan điểm.
Tuy nhiên xét ở bình diện chung, cho rằng thị trường tiền số không đủ lớn để đe dọa các loại tài sản khác.
Triển vọng của thị trường năm 2023
JPMorgan (Mỹ) lập ví điện tử cho tiền số, chuẩn bị cung cấp dịch vụ chuyển tiền, trao đổi, xử lý thanh toán…
JPMorgan Chase đã chính thức đăng ký và được cấp bằng sáng chế cho "Ví JP Morgan" bởi Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Động thái trên cho thấy gã khổng lồ tài chính này tiếp tục lấn sâu vào cung cấp dịch vụ tiền số và Bitcoin cho nhóm khách hàng hiện có của mình.
Cụ thể, JPMorgan sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến chuyển tiền mã hóa trên chuỗi khối (blockchain), dịch vụ trao đổi, xử lý thanh toán tiền số bao gồm xử lý thanh toán thông qua thẻ tín dụng và tiền số "tươi". Ví điện tử trên cũng đứng ra xử lý các khoản thanh toán xuyên biên giới như các khoản thanh toán ngoại hối bằng các loại tiền tệ khác nhau qua nhiều nước và các dịch vụ liên quan đến việc tạo, quản lý tài khoản séc ảo.
Thương hiệu ví điện tử JPMorgan được phê duyệt vào ngày 15/11. Theo thông tin từ Justia - một trang web của Mỹ chuyên truy xuất thông tin pháp lý - hãng dịch vụ tài chính này đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ tháng 7/2020.
Hồi đầu năm 2021, đồng chủ tịch Daniel Pinto tuyên bố JP Morgan sẵn sàng tham gia vào Bitcoin và tiền số nếu nhu cầu tiếp tục tăng.
Gần đây JPMorgan đã cùng với Ngân hàng Fidelity và Ngân hàng New York Mellon cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền số như thanh toán và trao đổi. Đồng thời, đơn vị này ngày càng tập trung vào việc tìm cách nâng cấp và hiện đại hóa hoạt động kinh doanh của mình. Một phần trong kế hoạch này là mua lại công ty khởi nghiệp về thanh toán Renovite Technologies nhằm đẩy nhanh việc cung cấp các dịch vụ thanh toán đám mây.
Nhìn chung, số lượng các công ty tài chính truyền thống bắt đầu tham gia vào thị trường tiền số đã tăng lên trong những tháng gần đây bất chấp sắc đỏ đang thịnh hành. Đơn cử, Visa đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ví tiền điện tử vào tháng 10/2022 cùng với bằng sáng chế để biến tiền định danh vật lý thành phiên bản số hóa. American Express gần đây cũng tiếp cận thị trường tiền số nhằm tìm cách cải thiện hoạt động kinh doanh và tiếp cận với cơ sở khách hàng mới.
Không chỉ tại Mỹ, Ngân hàng Union của Philippines - nhà băng lớn nhất trong nước - có stablecoin được chốt bằng đồng peso của riêng mình. Đầu tháng 11/2022, Ngân hàng Union thông báo sẽ cung cấp dịch vụ giao dịch tiền số. Một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nhật Bản - Nomura, cũng sẽ cung cấp cho khách hàng tổ chức dịch vụ giao dịch tiền mã hóa vào đầu năm 2023. Gần đây nhất, Man Group - quỹ phòng hộ niêm yết công khai lớn nhất thế giới, được cho là sẽ phát triển dịch vụ giao dịch tiền mã hóa. Quỹ này đang có hơn 97 tỷ USD tài sản được quản lý.
Bàn về thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/12/2022, VN-Index giảm 12,14 điểm (1,16%) còn 1.036,28 điểm, HNX-Index tăng 2,22 điểm (1,06%) lên 211 điểm, UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,77%) đạt 71,41 điểm. Khối lượng giao dịch phiên hôm nay cũng đạt trên 1,3 tỷ đơn vị trên HOSE, tương ứng hơn 21,800 tỷ đồng. Khối ngoại duy trì đà mua ròng mạnh, với gần 1,000 tỷ đồng.
Quay trở lại với PGT Holdings (HNX: PGT), doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/12/2022, mã PGT tiếp tục chuỗi lên điểm, đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.