Nhiều quốc gia cấp tập ngăn bùng nổ COVID-19 lần 2

Quốc tế
09:50 PM 15/05/2020

Nguy cơ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 lần 2 đang làm các quốc gia đẩy mạnh xây dựng các mô hình phòng chống lây lan trong bối cảnh phục hồi dần nền kinh tế.

Các quốc gia đang tăng cường xây dựng các mô hình phòng chống sự bùng nổ làn sóng nhiễm COVID-19 đợt 2

Vừa qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đức đã phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 xâm nhập trong cộng đồng. Đáng lo ngại hơn, điều này xảy ra ngay sau khi các nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội để tái hoạt động nền kinh tế.

Chỉ 4 ngày sau khi bước sang giai đoạn mới, Thị trưởng Seoul Park Won-soon đã phải ra lệnh đóng cửa vô thời hạn tất cả quán bar và hộp đêm ở thủ đô, do phát hiện cụm dịch tại những cơ sở thuộc khu vực Itaewon. Một nhân viên IT 29 tuổi nhiễm virus Corona chủng mới từng tới 5 quán bar và hộp đêm trong khu vực đã lây virus cho hơn 100 người.

Tương tự, tt nhất đã có thêm 11 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận cuối tuần qua tại thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc. Đáng chú ý là ngày 11-5, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết thành phố Vũ Hán đã ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới. 

Trong khi đó, chỉ vài ngày sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, những số liệu mới cho thấy Đức dường như đang chứng kiến sự tăng tốc trở lại của dịch COVID-19. Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch của Đức cho biết, tỷ lệ lây nhiễm ở nước này đã tăng lên 1,1, nghĩa là 10 người nhiễm bệnh lây trung bình cho 11 người khác. Đặc biệt, số ca nhiễm cục bộ liên quan đến các lò mổ và nhà dưỡng lão tăng vọt. 

Mặc dù đã tiến hành nới lỏng các biện pháp một cách thận trọng, nhưng nhiều nước vẫn chứng kiến đợt bùng phát dịch trở lại, dù yếu hơn so với đợt 1. Trên thực tế, có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus COVID-19 trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn. 

Bên cạnh đó, một biến thể mới của virus cúm lan truyền trên khắp thế giới và sau đó thoái trào. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, biến thể của chủng virus cúm quay lại và lây lan lần nữa trên toàn cầu, hoặc nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài ra, với các ca đã hình thành miễn dịch với virus Corona chủng mới, nếu không kéo dài suốt đời khi nguy cơ mắc COVID-19 nhiều hơn 1 lần vẫn có thể xảy ra. Từ đó rất khó để xác định các nạn nhân mới của dịch bệnh này.

Hiện nay, việc giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế. Do đó, nhiều chính phủ đã lên kế hoạch thực hiện tái khởi động các hoạt động sản xuất bên cạnh việc duy trì những biện pháp kiểm soát dịch tễ nghiêm ngặt. 

Chính vì vậy, để tránh vòng luẩn quẩn "mở rồi lại đóng" cho các nền kinh tế, các mô hình hoạt động an toàn hậu giãn cách xã hội đang được các chuyên gia xem xét triển khai bên cạnh những nỗ lực tìm kiếm vắc xin và các phương pháp điều trị an toàn.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước châu Á cho thấy, cảnh giác cao độ và sự kiên nhẫn chính là bí quyết đối phó với dịch bệnh hiệu quả. Bằng việc khai thác thời gian ủ bệnh của virus, các chuyên gia Viện Weizmann ước tính, mọi người có thể hoạt động cộng đồng theo chu kỳ 2 tuần, trong đó cứ sau 4 ngày học tập và làm việc ở ngoài, 10 ngày tiếp theo nên ở nhà.

Bản chất của chiến lược này là giúp giảm mật độ của mọi người tại nơi làm việc và trường học, do đó hạn chế sự lây lan của virus. Do đó, theo mô hình này, ngay cả khi 1 người được cho bị nhiễm bệnh và không có triệu chứng, người đó cũng sẽ tiếp xúc với những người bên ngoài gia đình của họ chỉ trong 4 ngày mỗi 2 tuần, thay vì 10 ngày như với một lịch trình bình thường. 

Đồng thời, chu kỳ 2 tuần có thể làm giảm trung bình số người bị lây nhiễm bởi mỗi người nhiễm bệnh xuống mức dưới 1 người, từ đó có thể ngăn chặn dịch bệnh trong khi vẫn cho phép hoạt động kinh tế trở lại.

Tuy nhiên, về cơ bản, hiện nay các quốc gia đều đã tiến hành việc nới lỏng giãn cách xã hội, do đó, bên cạnh những mô hình phân bổ thời gian, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, hệ thống giám sát chặt chẽ và khả năng sẵn sàng xét nghiệm diện rộng là những yếu tố quan trọng để hạn chế mức độ của làn sóng dịch bệnh lần thứ hai.

Đồng thời, các biện pháp giãn cách xã hội ở một mức độ nhất định vẫn cần được đề cao trong chiến lược  quốc gia để thoát khỏi dịch bệnh. 

Theo Enternews

Ý kiến của bạn
Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.