Nhiều thách thức trong xử lý nợ xấu
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/1, VN-Index giảm 0,59 điểm (0,05%), về mức 1162,53 điểm; HNX-Index đóng cửa ở mức tham chiếu 229,5 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 407 mã tăng và 330 mã giảm.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 694 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 75 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 1,4 ngàn tỷ đồng.
Sau hơn 6 năm triển khai, hoạt động mua bán và xử lý nợ đã có nhiều chuyển biến, đóng góp quan trọng vào kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế.
Năm qua, ngành ngân hàng khá rốt ráo xử lý nợ xấu. Hơn 16,000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, thu hồi qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tăng 38% so với năm 2022. Hơn 13,000 tỷ đồng nợ được mua lại bằng trái phiếu đặc biệt và mua theo giá trị thị trường. Đặc biệt, tỷ lệ mua nợ theo giá trị thị trường tăng tới 70% cho thấy những chuyển biến trong việc tạo lập thị trường mua bán nợ.
Tuy nhiên theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2023 đã tăng lên 4,95%, cao hơn gấp đôi so với mức 2% vào cuối năm 2022. Khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khoản nợ khó đòi.
Theo các chuyên gia nợ xấu quay trở lại có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan là phần lớn. Bởi dịch bệnh COVID-19 kéo dài 2 năm, sau đó ảnh hưởng đến kinh tế, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cơ cấu nợ. Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách cơ cấu nợ, giãn nợ, không chuyển nợ xấu đã hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn.
Vấn đề là xử lý nợ xấu như thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp đang khó khăn. Vì vậy, các ngân hàng đang đối diện với thách thức lớn, một bên phải tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để có khả năng phục hồi; một bên doanh nghiệp không có khả năng phục hồi thì xử lý khoản nợ đó bằng biện pháp đề nghị phát mại tài sản đảm bảo, thậm chí thu giữ tài sản đảm bảo để phát mại hoặc yêu cầu các doanh nghiệp tập trung các nguồn lực khác để trả nợ.
Thực tế, phía ngân hàng và VAMC cũng gặp khá nhiều khó khăn khi xử lý nợ xấu, đặc biệt khi tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đa phần là bất động sản. Do đó, khi thị trường bất động sản trầm lắng, các tổ chức tín dụng cũng khó kiếm được người mua nợ phù hợp.
Hiện 70 - 80% tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là bất động sản. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, các ngân hàng cũng gặp khó trong xử lý nợ xấu.
Những tài sản đảm bảo là bất động sản liên quan đến nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp vẫn gặp khó khăn trong việc thanh khoản, đặc biệt ở các địa phương có tiềm năng du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa..
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu
Biện pháp bán nợ xấu cho các tổ chức và cá nhân thông qua các hình thức đấu giá hoặc thông qua hình thức thỏa thuận của các tổ chức tín dụng và VAMC là một trong những biện pháp hữu hiệu trong vấn đề gì nợ xấu. Kết quả thực hiện xử lý nợ xấu từ biện pháp này có thể chiếm tới trên 30% tổng số xử lý nợ xấu của toàn hệ thống. Do đó chúng ta không huy động được rộng rãi các nguồn lực xã hội tham gia vào xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.
VAMC đề xuất cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ, tránh khoảng trống pháp lý kéo dài, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 3% trong năm nay.
Đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý nợ xấu sẽ góp phần cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, qua đó tạo dòng vốn lành mạnh cho phát triển nền kinh tế.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.