Nhiều tiềm năng từ nền "Kinh tế bạc”
Việt Nam đang là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2036, nước ta chính thức bước vào thời kỳ dân số già, người từ 60 tuổi trở lên có thể chiếm tới 25% tổng dân số vào năm 2050. Có thể nói sự già hóa dân số không chỉ là những thách thức mà điều này cũng là "cơ hội vàng" để Việt Nam phát triển nền kinh tế "bạc".
Tuổi già không phải là "gánh nặng" mà là "cơ hội"
Nền kinh tế "bạc" bao gồm tất cả hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những người hơn 50 tuổi. Khái niệm này bắt nguồn từ thuật ngữ "silver tsunami - sóng thần bạc" xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản - quốc gia có tỷ lệ người hơn 65 tuổi cao nhất trong những năm 70 thế kỷ trước để chỉ thị trường người cao tuổi, tập hợp các lĩnh vực đa dạng như y tế, ngân hàng, năng lượng, nhà ở, viễn thông, giải trí, du lịch và nhiều lĩnh vực khác (theo Iberdrola, 2023)
Nền kinh tế "bạc" có người cao tuổi là đối tượng chính sử dụng sản phẩm, đây là những đối tượng mang nhiều đặc trưng cụ thể gồm: Có sức mua cao và không phải chịu gánh nặng kinh tế; sử dụng thời gian của mình để làm những gì mong muốn (đi du lịch, tận hưởng những trải nghiệm mới, tự thưởng cho mình...); có xu hướng trung thành với những thương hiệu đã sử dụng và thường yêu cầu các sản phẩm, dịch vụ cụ thể, được cá nhân hóa.
Bên cạnh đó, nền kinh tế "bạc" cũng được đặc trưng bởi sự chi phối từ phát triển công nghệ. Do đó, công nghệ là một trong những chìa khóa của nền kinh tế "bạc", giúp nền kinh tế "bạc" phát triển vượt bậc từ thông qua các sản phẩm tự động hóa công việc gia đình, chăm sóc sức khỏe điện tử (eHealth) và nhiều dịch vụ khác.
Theo Ủy ban châu Âu (năm 2022), ngoài việc tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ, nền kinh tế "bạc" sẽ đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm và giá trị gia tăng gộp (GVA) cho toàn thế giới. Nền kinh tế "bạc" cũng mang lại nhiều cơ hội lớn, như tạo ra nhiều ngành nghề mới, đồng thời thúc đẩy chính phủ các nước xây kế hoạch chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Theo số liệu từ tổng điều tra dân số, năm 2019 số người từ 60 tuổi trở lên tại Việt Nam là 11,41 triệu, tăng gấp gần 3 lần sau 40 năm, chiếm 11,89% dân số. Dự báo đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên đạt hơn 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Đến năm 2039, dự báo số lượng người cao tuổi ở Việt Nam vượt quá số lượng trẻ em.
Các chuyên gia đánh giá, khả năng chi tiêu, người cao tuổi đang có thu nhập ngày càng được cải thiện với nguồn thu lương hưu, tiết kiệm và đầu tư; khả năng chi tiêu của họ phụ thuộc vào mức độ ổn định tài chính và kế hoạch tài chính cá nhân. Về thói quen tiêu dùng, những năm gần đây đã có sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng của người cao tuổi, với xu hướng tăng chi tiêu cho sức khỏe, du lịch, giáo dục và giải trí. Có thể nói, sự già hóa dân số, những đặc điểm riêng của nhóm đối tượng người cao tuổi ở Việt Nam đặt ra nhiều thách thức về kinh tế - xã hội nhưng cũng là "cơ hội vàng" để Việt Nam phát triển nền kinh tế "bạc".
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy tiềm năng và cơ hội để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của nền kinh tế "bạc" song còn mang tính nhỏ lẻ. Theo các chuyên gia, xu thế già hóa dân số của Việt Nam đang mở ra cơ hội đáng kể để phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với người cao tuổi.
Với sự cải thiện về chăm sóc sức khỏe và mức sống, dân số cao tuổi tại Việt Nam đang tăng cả về quy mô và sức mua. Hơn nữa, các giá trị văn hóa của Việt Nam nhấn mạnh đến việc chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình, khiến các gia đình sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm giúp cải thiện sự thoải mái và sức khỏe của người thân lớn tuổi. Do vậy, tiềm năng tăng trưởng trong danh mục này là rất lớn trong những năm tới.
Tại Trung Quốc, các công ty và dịch vụ đang thích nghi để phục vụ nền kinh tế "bạc" khi lần đầu tiên những người hơn 60 tuổi chiếm hơn 1/5 dân số, đưa nước này trở thành một xã hội siêu tuổi vào thập kỷ tới. Theo Ngân hàng Thế giới, điều này hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc của 40 năm trước, khi dân số chủ yếu là trẻ, tạo ra lực lượng lao động dồi dào và rẻ, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều chuyên gia cho rằng, câu chuyện của Trung Quốc cũng chính là tương lai không xa mà Việt Nam cần tính tới.
Cần tiếp tục xây dựng các chính sách tổng hợp hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
Thời gian tới cần tiếp tục xây dựng các chính sách tổng hợp hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, phát huy vai trò của họ trong xã hội và khai thác các tiềm năng kinh tế từ nhóm này.
Các chính sách về nền kinh tế bạc nên được xây dựng với nội dung trọng tâm là nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế bạc, định hướng các lĩnh vực ưu tiên phát triển, các chính sách hỗ trợ đối với nền kinh tế bạc tại Việt Nam.
"Những chính sách này không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người cao tuổi mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận một thị trường tiềm năng để nền kinh tế bạc trở thành động lực mới cho sự phát triển của Việt Nam"
Nắm bắt được xu hướng và sự phát triển của nền kinh tế, CTCP nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (JAVICO) ra mắt dự án Hệ thống dưỡng lão Green Home.
Trong năm 2023, Công ty Cổ phần nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (JAVICO) (thành viên của Công ty Cổ phần PGT Holdings) đã chính thức ra mắt dự án Hệ thống dưỡng lão Green Home, hệ thống dưỡng lão tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội.
JAVICO là đơn vị thành viên thuộc PGT Holdings (HNX: PGT), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2014 là đơn vị được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi làm việc ở nước ngoài số 739/GP-Bộ LĐTBXH, cấp ngày 28/01/2016. JAVICO chuyên phái cử nguồn nhân lực lao động có chất lượng sang Nhật Bản. JAVICO luôn có mong muốn trở thành cầu nối uy tín cho Việt Nam - Nhật Bản và phát triển nguồn nhân lực có đức, có tài, tích lũy vốn, kiến thức để trở về phát triển quê hương.
Hệ thống dưỡng lão Green Home được thiết kế nội thất, trang thiết bị y tế nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và các nước tiên tiến, đảm bảo mang đến trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng tốt nhất. Dự án không chỉ đơn thuần mang đến cho người cao tuổi nơi chăm sóc sức khỏe với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại mà còn là điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp, kiến tạo nên cộng đồng người cao tuổi tại Hà Nội.
Thông qua dự án lần này, ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, còn là nơi đào tạo điều dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản để cung ứng nhân lực cho thị trường xuất khẩu lao động và tiếp nhận lại những người đã hết thời hạn lao động điều dưỡng tại Nhật Bản về làm việc tại đây.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/1/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường thêm gần 600 chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.