Nhiều triển vọng cho thị trường fintech "tăng tốc"

Đầu tư và Tiếp thị
07:03 AM 05/12/2024

Kết thúc phiên giao dịch 4/12, VN-Index giảm 9,42 điểm (0,75%), về mức 1,240,41 điểm; HNX-Index giảm 0,67 điểm (0,3%), về mức 224,62 điểm. Thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 438 mã giảm và mua với 260 mã tăng.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 505 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11,9 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 48,1 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 865 tỷ đồng.

Nhiều triển vọng cho thị trường fintech "tăng tốc"- Ảnh 1.

Triển vọng tích cực cho fintech ASEAN

Bất chấp suy thoái toàn cầu, lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) của Đông Nam Á đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, với nguồn tài trợ tại nền kinh tế lớn nhất khu vực giảm chưa đến 1% vào năm 2024, trái ngược hoàn toàn với mức giảm 28% trong nguồn vốn fintech toàn cầu trong cùng kỳ.

Điều này đánh dấu sự cải thiện đáng kể so với mức giảm 71% được ghi nhận trong năm trước tại 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN - Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia.

Theo báo cáo Fintech in Asean 2024: Một thập kỷ đổi mới được UOB, PwC Singapore và Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore (SFA) cùng thực hiện, để so sánh, nguồn tài trợ fintech toàn cầu đã giảm 28% trong ba quý đầu năm 2024, cũng như có xu hướng giảm trong năm thứ ba liên tiếp.

Dựa trên dữ liệu từ nền tảng Tracxn, báo cáo cho biết các công ty giai đoạn đầu đã nhận được hơn 60% tổng số vốn đầu tư fintech trị giá 1,41 tỷ USD trong khu vực, chiếm một nửa trong số 10 công ty được tài trợ nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2024.

"Động lực này có thể là tín hiệu tích cực cho khả năng thích nghi dài hạn của lĩnh vực fintech ở ASEAN, khi những ý tưởng mới liên tục được hỗ trợ."

Trong số 9 loại hình fintech được khảo sát trong báo cáo, thanh toán dẫn đầu về lượng vốn tài trợ, chiếm 23% tổng vốn tài trợ fintech của khu vực.

Công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong dịch vụ tài chính đứng thứ 2 với thị phần 21%, tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2023. Công nghệ ngân hàng đứng thứ ba với thị phần 19%.

Thị phần vốn tài trợ của lĩnh vực cho vay thay thế (alternative lending), dẫn đầu về vốn tài trợ vào năm ngoái, giảm 31 điểm phần trăm, xuống còn 10%, vì lãi suất cao tiếp tục gây áp lực lên hoạt động cho vay.

Cho vay thay thế là hoạt động cho vay diễn ra bên ngoài ngành ngân hàng, bao gồm cho vay ngang hàng (P2P lending) và những nền tảng cho vay kết nối chủ doanh nghiệp đang cần vốn cũng có những nhà đầu tư sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này.

Tại thị trường fintech Việt Nam cũng đã có những bước phát triển khá ấn tượng. Theo báo cáo Fintech In Asean, Việt Nam đã tăng số lượng các công ty fintech từ 39 doanh nghiệp trong năm 2015 lên 115 công ty vào năm 2020 và đến năm 2022 đạt 260 công ty. Giá trị giao dịch của toàn thị trường Việt Nam đạt 27,2 tỷ USD năm 2023 và dự kiến sẽ đạt khoảng 31,6 tỷ USD vào năm 2024.

Nhiều khả năng, lĩnh vực fintech của ASEAN sẽ hưởng lợi từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất. Báo cáo của UOB, PwC Singapore và SFA nhận định, lãi suất thấp hơn thường dẫn đến nguồn vốn tài trợ rẻ hơn, sự quan tâm lớn hơn của nhà đầu tư đối với các quỹ cung cấp vốn tư mạo hiểm và mức định giá cao hơn của các startup.

Tác động ngày càng tăng của điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) sẽ tiếp tục thúc đẩy các ranh giới mới trong dịch vụ tài chính, cung cấp các giải pháp nhanh hơn, an toàn hơn và thông minh hơn

Báo cáo chỉ ra rằng GenAI có thể nâng cao đáng kể trải nghiệm của khách hàng với các sản phẩm và tư vấn tài chính cá nhân sáng tạo, cũng như cải thiện khả năng phát hiện gian lận và quản lý rủi ro; trong khi điện toán lượng tử có thể chuyển đổi lĩnh vực công nghệ tài chính trong các lĩnh vực như tối ưu hóa chiến lược đầu tư.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Nhiều triển vọng cho thị trường fintech "tăng tốc"- Ảnh 2.

Khép lại phiên giao dịch ngày 4/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,700 VNĐ./

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Nhiều cơ hội để Phú Quốc trở thành điểm đến biểu tượng của châu Á Nhiều cơ hội để Phú Quốc trở thành điểm đến biểu tượng của châu Á

“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.