Nhiều yếu tố làm tăng CPI quý I/2021

Đầu tư và Tiếp thị
02:56 PM 01/03/2021

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2021, thị trường, giá cả ở Việt Nam có nhiều yếu tố làm tăng CPI.

Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2/2021 trong 8 năm gần đây, và tăng 1,58% so với tháng 12/2020.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,70%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia dự báo mức lạm phát trong năm 2021 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 2/2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Từ đó, chuyên gia kinh tế đưa ra dự báo CPI bình quân quý I/2021 có thể chỉ tăng 2,92% so với CPI bình quân quý I/2020.

Trao đổi với Lao Động, PGS. TS. Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) nhận định: “Chúng tôi dự báo CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 sẽ tăng ở mức 3,5% (+/- 0,3%) tức là từ 3,2% đến 3,8%. Như vậy việc kiểm soát lạm phát trong mục tiêu Quốc hội giao là hoàn toàn khả thi”.

Theo Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng giá tháng 2 là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán…

Đáng lưu ý nhất là giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tăng trở lại khi dịch COVID-19 trên thế giới dần được khống chế, các loại vắc xin COVID-19 được tiêm chủng trên diện rộng và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế đang dần được khôi phục. 

Đồng thời, tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp (nhất là dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết và bão lũ cực đoan...) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung - cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân... 

Nhung T.
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.