Nhịp chỉnh kỹ thuật của thị trường, cơ hội canh mua cổ phiếu giá tốt

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 29/03/2022

Kết phiên 28/3/2022, VN-Index giảm 15,32 điểm (1,02%) còn 1.483,18 điểm, HNX-Index giảm 6,86 điểm (1,49%) còn 454,89 điểm, UPCoM-Index giảm 0,99 điểm (0,85%) còn 116,01 điểm.

Thị trường phiên đầu tuần mở cửa không mấy tích cực với sắc đỏ chi phối. Tại nhóm vốn hóa lớn, áp lực bán đầu phiên khiến nhóm này chuyển đỏ. VN-Index liệu có hồi phục trở lại lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm trong tuần này?

photo-1648479388596

Quay trở lại với tuần trước kết thúc tuần giao dịch từ ngày 21/3 đến ngày 25/3, VN-Index tăng 29,4 điểm (+2%) lên mốc 1.498,50 điểm. Thanh khoản giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 25.507 tỷ trên HSX, tăng mạnh 20,74% so với trung bình tuần trước. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 10,54 điểm (+2,34%) lên mốc 461,75 điểm.

Giá dầu thế giới sau giai đoạn điều chỉnh đã tăng mạnh trở lại đặc biệt trong phiên 23/3 đã kéo theo lo ngại trở lại về tình hình lạm phát gia tăng khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ có phiên giảm khá mạnh đêm 23/3 với mức giảm đều trên 1% trên cả 3 chỉ số. Và điều này có lẽ đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên tại phiên ngày 25/3 VN-Index vẫn xoay quanh cột mốc 1.500 - 1.520 điểm.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng, và khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Mặc dù chỉ số VN-Index tuần trước có những phiên điều chỉnh, tuy nhiên khá nhiều cổ phiếu tạo nền và bứt phá mạnh ở nhiều nhóm ngành khác nhau.

Đây là tín hiệu khá tích cực, giữ nguyên kỳ vọng ở xu hướng tăng điểm của thị trường. Nhịp chỉnh của chỉ số VN-Index mở ra vị thế mua tăng thêm tỉ trọng ở những danh mục cổ phiếu đã có lợi nhuận. Dù thị trường chung giằng co điểm, nhưng dòng tiền tăng vẫn luôn có lối vận động riêng trong từng thời điểm.

Thị trường giằng co và tiếp tục lùi lại từ vùng cản 1.510-1.515 điểm và đóng cửa dưới ngưỡng tâm lý 1.500 điểm. Theo phân tích của các nhà đầu tư, thanh khoản phiên ngày 25/3 có phần giảm bớt cho thấy, áp lực bán cũng đang hạ nhiệt. Hơn nữa, dòng tiền dường như đang có xu hướng bắt đáy.

Với áp lực cung có phần suy giảm và động thái bắt đáy,thị trường vẫn còn lùi bước nhưng sẽ sớm được hỗ trợ và hồi phục trở lại. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát động thái hỗ trợ thị trường trong thời gian gần tới. Hiện tại, vẫn có thể cân nhắc tham gia tại một số cổ phiếu đang thu hút dòng tiền trên nền tích lũy tích cực.

Nhịp chỉnh kỹ thuật, cơ hội canh mua cổ phiếu giá tốt

Cột mốc 1.510-1.520 điểm, đây là vùng kênh giá trên trong mô hình tam giác hình thành từ đầu tháng 12.2021 tới nay, cho thấy áp lực chốt lời đang hiện diện và nhịp điều chỉnh kỹ thuật có thể còn kéo dài trong một vài phiên tới, với vùng hỗ trợ quanh ngưỡng 1.480-1.485 điểm (MA20 và 50).

Do đó, nhà đầu tư nên chờ đợi tín hiệu kết thúc nhịp rung lắc kỹ thuật hiện tại trước khi cân nhắc mở vị thế mua mới, đồng thời tận dụng nhịp điều chỉnh này để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn.

Theo các chuyên gia thị trường tuần này có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh vùng 1.505 điểm để tích lũy, lấy đà bật lên vùng kháng cự 1.520. Một khả năng khác, thị trường có thể quay về tích lũy quanh ngưỡng 1.485 điểm một vài phiên do hiện tại chỉ số đã đi khá xa so với các đường giá MA ngắn hạn, và có thể quay trở lại kiểm tra những đường này.

Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp trong tuần trước với giá trị lớn, cho thấy khả năng dòng tiền khối ngoại đang quay lại sau giai đoạn dài bán ròng.

Quay trở lại với cổ phiếu PGT trên sàn HNX của PGT Holdings (HNX :PGT), trong tuần trước nhịp điều chỉnh của thị trường khiến xu hướng dòng tiền tại các phiên cuối tuần xoay quanh cổ phiếu small & midcap. Nhưng tăng không bền, dẫn đến việc khó lan tỏa xu hướng tăng cho thị trường chung.

photo-1648479391924

Thống kê số liệu của cổ phiếu PGT

Khối lượng của cổ phiếu PGT được cải thiện đáng kể nhưng giá của PGT lại nằm trong vùng mua vào và tích lũy theo như các phân tích của thị trường.

Các chuyên gia chứng khoán nhận định đây có thể lại là một tín hiệu mua vào và tích lũy cổ phiếu của PGT trong giai đoạn cuối tháng 3 này.

Đóng cửa giao dịch ngày 28/3, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 73,500 cổ phiếu và khép lại với mức giá 11,000 VNĐ.

Thêm vào đó, thông tin trong tuần trước, cụ thể ngày 23/3, PGT Holdings đã công bố tin chính thức tới các nhà đầu tư về sự kiện Công ty TNHH Đầu tư Vina Terrace đã mua 281,000 cổ phiếu với mục đích đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp. Phần nào củng cố tâm lý tích cực của các nhà đầu tư khi thêm mã PGT vào danh mục

Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những thông tin tích cực, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông khi nắm giữ mã PGT. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn đầu tư.

Thông tin doanh nghiệp

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.