NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Bình: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Địa phương
09:18 AM 27/09/2023

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Chi nhánh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn.

Theo báo cáo của đại diện NHNN - Chi nhánh Quảng Bình, đến ngày 31/8/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 61.155 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm. Trong đó tiền gửi dân cư đạt 46.557 tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ đạt 81.218 tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu năm và là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ các năm 2021, 2022.

Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 37.278 tỷ đồng, tăng 4,9%, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 18.007 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng đối với 22 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội 4.892 tỷ đồng, tăng 11,4% so với đầu năm.

Do đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có gần 2.000/8.500 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng có số dư nợ 30.037 tỷ đồng, chiếm 37,0% tổng dư nợ. Tính đến ngày 31/8/2023, tổng nợ xấu trên địa bàn là 1.472 tỷ đồng, chiếm 1,8 tổng dư nợ, tăng 26% so với đầu năm. Đặc biệt, từ đầu năm 2023, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã sử dụng gần 2.000 tỷ đồng từ quỹ dự phòng để xử lý rủi ro một số khoản vay của doanh nghiệp.

Quảng Bình; Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Ảnh 1.

Đồng chí Phan Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh Quảng Bình Lương Hải Lưu chủ trì hội nghị

Nhằm tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, ngay từ đầu năm, NHNN Chi nhánh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 là 14 - 15%. Thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, có văn bản giảm lãi suất từ 1,5 - 2,0% để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Ngoài ra, NHNN - Chi nhánh Quảng Bình đã triển khai các giải pháp cụ thể giúp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân như mặt bằng lãi suất giảm từ 1,0 - 3,0%/năm. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 292 khách hàng với tổng giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế đạt 273 tỷ đồng. Cùng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh, các hiệp hội, doanh nghiệp đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong việc kết nối, tiếp cận nguồn vốn vay cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Kiến nghị một số giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay như: Đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, áp dụng phương án cho vay tín chấp để tiếp tục sản xuất; có giải pháp cơ cấu lại các khoản vay, tạo cơ chế giãn nợ cho khách hàng.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất cho vay, tạo mọi điều kiện kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, từng bước tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp. Các sở, ngành nắm bắt tình hình của doanh nghiệp để có sự hỗ trợ tối đa. Doanh nghiệp chủ động hơn nữa, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng phương án kinh doanh phù hợp, an toàn, hiệu quả.

Ngọc Tú - Hồng Hải
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.