Nhóm ngân hàng gồng đỡ thị trường, VN-Index vẫn giảm hơn 7 điểm do áp lực bán lan rộng
Loạt cổ phiếu bất động sản, xây dựng vốn hóa vừa và nhỏ, chứng khoán, nhóm cổ phiếu hàng hóa (thép, dầu khí, phân bón, than) đều đồng loạt điều chỉnh. Độ rộng thị trường cũng nghiêng về bên bán khi trên HoSE ghi nhận 320 mã giảm và chỉ có 133 mã tăng.
Tâm lý bất ổn của nhà đầu tư khiến giao dịch của thị trường trong phiên chiều khá ảm đạm. Áp lực bán lan tỏa tại nhiều nhóm cổ phiếu khiến chỉ số VN-Index chìm sâu trong sắc đỏ.
Sắc xanh tại nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay là không đủ để giúp thị trường vượt lên trên ngưỡng tham chiếu, qua đó chỉ giúp nâng đỡ chỉ số tránh mức giảm quá mạnh.
Còn lại, loạt cổ phiếu bất động sản, xây dựng vốn hóa vừa và nhỏ, chứng khoán, nhóm cổ phiếu hàng hóa (thép, dầu khí, phân bón, than) đồng loạt điều chỉnh. Độ rộng thị trường cũng nghiêng về bên bán khi trên HoSE ghi nhận 320 mã giảm và chỉ có 133 mã tăng.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 7,25 điểm (0,48%) xuống 1.490,51 điểm; HNX-Index giảm mạnh 2,18% xuống 451,19 điểm và UPCom-Index giảm 0,42% xuống 116,88 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt khoảng 35.000 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng trên HOSE hơn 123 tỷ đồng, lực mua tập trung vào DGC, FUEVFVND, DXG, HDB, STB.
====================================================
Phiên giao dịch sáng diễn ra với thế trận khá giằng co. Có thời điểm chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.500 điểm nhờ lực kéo từ nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, lực cung vẫn còn khá mạnh khiến chỉ số không thể bứt phá và mau chóng "hạ nhiệt".
Trong sáng nay, phần lớn cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ phải chịu áp lực điều chỉnh mạnh, nhiều mã Bất động sản, Xây dựng như DIG, CEO, LDG, L14, NLG, VHM, PDR, NBB, HQC KBC, LCG... hiện đều giảm điểm.
Các cổ phiếu dầu khí, phân bón cũng có giao dịch không mấy tích cực, thậm chí SFG, DCM, BFC, DPM có thời điểm đã "chạm" mức giá sàn.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng giao dịch có phần khởi sắc với nhiều mã tăng như ACB, BID, CTG, OCB, MBB, STB, VCB, VIB, LPB, HDB, TCB, TPB…
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,8 điểm (0,19%) xuống 1.494,96 điểm; HNX-Index giảm mạnh 1,13% xuống 456,01 điểm và UPCom-Index giảm 0,29% xuống 117,03 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch khoảng 20.000 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, lực mua tập trung vào các cổ phiếu như DGC, FUEVFVND, DXG, HDB...
====================================================
Đến giữa phiên sáng, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp hàng loạt mã tăng điểm tốt và trở thành lực kéo chính giúp VN-Index bứt phá tăng gần 5 điểm.
BID hiện đang nổi bật nhất khi tăng 1,9%, cùng với VIC tăng 1,4% qua đó đóng góp hơn 2,1 điểm tăng cho chỉ số sàn HOSE. Bên cạnh đó, HDB, MBB, TCB, TPB, STB, VCB, VPB, CTG... đồng loạt ghi nhận sắc xanh càng giúp đà tăng của thị trường được nới rộng.
Một vài bluechips khác như PNJ, FPT, VNM, HPG, BVH, SSI tăng điểm củng cố thêm cho lực tăng của chỉ số. VN30-Index hiện tăng gần 12 điểm.
Tính đến 10h10', chỉ số VN-Index tăng 4,5 điểm (0,3%) lên 1.502,26 điểm, HNX-Index giảm 0,02% xuống 461,15 điểm và UPCoM-Index tăng 0,29 % lên 117,71 điểm.
====================================================
Thông tin tiêu cực đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bất ổn hơn, thị trường chứng khoán mở cửa phiên 30/3 với sắc đỏ bao trùm ngay từ những phút đầu. VN-Index có thời điểm giảm hơn 7 điểm, tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhanh chóng được kích hoạt và nhiều bluechips giành lại được sắc xanh giúp đã giúp chỉ số quay đầu đi lên sát ngưỡng tham chiếu
Nhóm cổ phiếu hệ sinh thái FLC có phiên thứ 3 liên tiếp giảm sàn "trắng bên mua", thậm chí trong phiên ATO, dư bán giá sàn của cả nhóm đã xấp xỉ ngưỡng 250 triệu cổ phiếu, tuy nhiên thanh khoản vẫn "mất hút".
Cổ phiếu nhóm FLC dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị ngay từ đầu phiên
Nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng cũng ghi nhận áp lực điều chỉnh mạnh như DIG, CEO, L14, LDG, TDC, HUT , DPG, VHM, IDJ, CII, DRH, NBB, KDH, NLG, DXG; trong khi đó QCG bất ngờ khi tăng kịch trần, HHV, VIC, FCN, LCG, KBC... hiện cũng đang tăng điểm.
Tương tự, nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng ghi nhận phân hóa, SSI, TCI, VDS, VND, MBS, VCI, STB, TPB, MSB, LPB, VCB, VPB... giảm điểm trong khi PHS, SBS, CSI HCM, TCB, MBB, VIB, CTG, HDB, BID... đang diễn biến tích cực, tiếp sức thêm cho đà tăng chung của thị trường.
Trong khi đó, đa số cổ phiếu dầu khí, phân bón, hóa chất lại đang giảm điểm, chỉ có POW giữ được mốc tham chiếu còn DDV tăng hơn 1%.
Tại nhóm vốn hóa lớn, GAS, VCB, VJC, MSN, PGV giảm điểm và đang tạo nên lực đè mạnh cho thị trường. Ngược lại, bên cạnh trụ kéo chính là VIC, các mã FPT, VNM, BCM, BVH, PNJ, VRE, HPG tăng tốt cũng giúp VN-Index có thêm động lực tăng điểm, tránh mức giảm quá sâu.
Tính đến 9h35', chỉ số VN-Index giảm 1,16 điểm (0,08%) xuống 1.496,6 điểm, HNX-Index giảm 0,09% xuống 460,83 điểm và UPCoM-Index tăng 0,13 % lên 117,52 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ đang bán ròng hơn 116 tỷ đồng trên HOSE, lực bán tập trung tại HPG, VIC, VNM, VHM...
Nhiên AnKhởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long sẽ tiếp đón gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 với 11 chuyến tàu biển đến từ các thương hiệu cao cấp. Đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy đóng góp quan trọng của du lịch tàu biển trong cơ cấu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh.