Nhóm ngành nào được dự đoán sinh lời cuối tháng 1?

Đầu tư và Tiếp thị
06:49 AM 29/01/2024

Chốt phiên ngày 26/1, chỉ số VN-Index tăng 5,3 điểm, tương đương 0,45%, lên 1175,67 điểm. Toàn sàn HoSE có 253 mã tăng giá, 129 mã đứng giá tham chiếu và 193 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 575,2 triệu đơn vị, giá trị 12,899 tỷ đồng.

Sàn HNX có 101 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 0,91 điểm (0,4%), lên 229,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 59,4 triệu đơn vị, giá trị 910,7 tỷ đồng.

UpCoM-Index tăng 0,02 điểm (0,02%), lên 87,7 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,99 triệu đơn vị, giá trị 487,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,55 triệu đơn vị, giá trị 191,5 tỷ đồng.

Nhóm ngành nào được dự đoán sinh lời cuối tháng 1?- Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, sau năm 2023 đầy thăng trầm, thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều dự báo lạc quan trong năm 2024. Có thể thấy, tuần giao dịch đầu năm mới chứng kiến sự tích cực trước bối cảnh lãi suất tiết kiệm đã giảm, thời gian tới có thể giảm thêm.

Theo đó, từ tiêu dùng nội địa đến xuất khẩu sẽ được kích hoạt bởi chính sách nới lỏng lãi suất và tài khoá, cùng với sự hồi phục từ nhu cầu bên ngoài. Trên cơ sở đó, TTCK sẽ đi sát với bối cảnh vĩ mô và bước vào giai đoạn đầu của chu kỳ tăng giá.

Lợi nhuận của nhóm ngành phi ngân hàng sẽ tăng trưởng ấn tượng trong năm nay một phần do mức cơ sở thấp của năm trước, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2023. Trong khi đó, ngành ngân hàng sẽ là một trong những động lực chính để gia tăng lợi nhuận thị trường nhờ tăng trưởng tín dụng hồi phục.

Về chính sách tiền tệ, kỳ vọng NHNN sẽ duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ do áp lực tỷ giá ngoại hối và lạm phát vẫn được kiểm soát tốt; đồng USD sẽ suy yếu trong năm 2024 do chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed dường như đã kết thúc. Mặc dù dự báo của FOMC trong tháng 12/2023 cho thấy, ba lần cắt giảm lãi suất 0,25% trong năm 2024, thị trường hợp đồng tương lai lại dự báo một lần cắt giảm toàn bộ 1% lãi suất.

Về lạm phát, do đà giảm đáng kể ở Mỹ và EU, cùng nguy cơ giảm phát ở Trung Quốc, lạm phát không phải là rủi ro chính đối với Việt Nam trong năm nay; dự báo lạm phát Việt Nam trung bình khoảng 3,50% trong năm 2024, cao hơn một chút so với mức 3,25% năm 2023 nhưng thấp hơn mức trần mục tiêu của chính phủ là 4,0 - 4,5%.

Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ dồn vào năm 2024. Độ trễ của chính sách tài khóa tăng chi, giảm thu của Chính phủ thông qua việc miễn, giảm thuế và tiền thuê đất sẽ là yếu tố tích cực giúp nền kinh tế có cơ hội hồi phục.

Nhóm ngành nào được dự đoán sinh lời?

Kịch bản cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh mục tiêu 1.387 điểm, tương ứng với mức tăng trưởng thận trọng 10% cho cả năm và P/E mục tiêu là 15.x (tương đương với P/E trung bình 10 năm gần nhất).

Với kịch bản trên, các ngành có doanh thu tăng trưởng cao bao gồm: Ngân hàng, bất động sản dân dụng, thép, thủy sản, điện, bán lẻ, dệt may và kho vận, đều đang phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: các nhóm ngành đầu tư công, công nghệ, dược phẩm, dầu khí… được dự báo sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2024 sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, dẫn đến thúc đẩy các ngành liên quan đến tiêu dùng.

Dự báo ngành bán lẻ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 113% và giao dịch ở mức PE 26,5 lần cho năm 2024. Bởi trong những năm COVID-19, ngành bán lẻ từng giao dịch ở mức P/E 40 lần và P/E trung bình 3 năm thực tế là 28 lần.

Về ngành IT, duy trì quan điểm tích cực nhờ xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu; dự báo lợi nhuận tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ và giao dịch ở mức P/E 15 lần cho năm 2024, so với mức P/E trung bình 3 năm là 20 lần.

Đối với ngành năng lượng, các công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ và giao dịch ở mức P/E 12,2 lần cho năm 2024, so với mức P/E trung bình 3 năm là 19,3 lần. Cổ phiếu khuyến nghị là PVD và PVS.

Ngành đồ uống thì chưa có dấu hiệu rõ ràng do giá đầu vào và chu kỳ lợi nhuận đang trở lại mức bình thường, còn ngành hậu cần hàng hải dự báo xuất khẩu hồi phục chỉ ở mức vừa phải trong năm nay.

Đối với ngành bất động sản, dự báo lợi nhuận tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ và giao dịch ở mức P/E 8 lần cho năm 2024.

Về ngành thép, dự báo lợi nhuận tăng trưởng 66% và giao dịch ở mức P/E 15 lần cho năm 2024

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ngành ngân hàng được đánh giá là tích cực nhất trong năm 2024 vì đã duy trì tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong suốt giai đoạn COVID-19 và giai đoạn suy thoái năm 2022, cho phép các ngân hàng hàng đầu duy trì ROE trên 20% và ROE toàn ngành trên 17%. Hiện nay, 17 ngân hàng niêm yết lớn đều giao dịch ở mức P/B (giá cổ phiếu trên thị trường so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp) 1,3 lần trong năm 2023 (gần mức thấp nhất trong giai đoạn COVID và khủng hoảng quý 4/2022) và mức P/B chỉ 1,1 lần cho năm 2024.

Tuy nhiên, tâm lý chung của thị trường và nhận thức của nhà đầu tư về ngành hiện đang ở mức rất thấp do lo ngại về tỷ lệ nợ xấu liên quan đến nền kinh tế khó khăn và khủng hoảng bất động sản. Do vậy, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức trung bình sẽ không đủ điều kiện để thúc đẩy tăng giá của toàn ngành, khả năng ngành ngân hàng sẽ tăng chậm hơn so với các ngành khác.

Theo các chuyên gia, hoạt động M&A trầm lắng trong hầu hết năm 2023, nhưng nhiều chất xúc tác khác nhau có khả năng thúc đẩy các nhà giao dịch nhập cuộc vào năm 2024. Đó là các yếu tố bao gồm ổn định về tỷ giá, nhu cầu bị dồn nén thúc đẩy hợp nhất hoặc thoái vốn trong một số ngành nhất định. Động lực tăng trưởng năm 2024 bao gồm dòng vốn FDI mạnh mẽ, nhờ chính trị ổn định và các thỏa thuận thương mại. Hơn nữa, với lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4%, dự báo tăng trưởng GDP của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ tăng trở lại 5,8% vào năm 2024 và 6,9% vào năm 2025, nợ công vẫn dưới trần pháp lý 60% GDP, là những nền tảng cho thấy một năm thuận lợi cho các nhà đầu tư nhắm đến các cơ hội chiến lược tại thị trường Việt Nam năng động.

Một tín hiệu tích cực là chính các doanh nghiệp trong nước cũng đang nổi lên với tư cách bên mua, sẵn sàng tiếp quản tài sản của các doanh nghiệp đồng hương cũng như của nước ngoài để hoàn thiện hệ sinh thái của mình. Cơ hội ngày một trở nên rộng mở để các bên tham gia tìm thấy điểm tựa chung, cùng chung tay đi đến thịnh vượng với sự ủng hộ, hỗ trợ từ các chính sách phục hồi kinh tế mà Chính phủ đang quyết liệt thực hiện.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 26/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Phát triển logistics hàng không để thúc đẩy du lịch Việt Nam Phát triển logistics hàng không để thúc đẩy du lịch Việt Nam

Ngày 26/12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) đã tổ chức "Diễn đàn dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: Mở rộng thu hút du lịch khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam".