Những “ấp ủ chiến lược” giúp doanh nghiệp vươn mình giữa bão Covid-19

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 29/11/2021

Đại dịch Covid-19 đã gây khó khăn lên toàn bộ nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 10, có 7.346 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể và hoàn tất giải thể, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020

Tính chung 10 tháng (đến hết 29/10/2021), số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 97,1 nghìn doanh nghiệp. Bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

photo-1638103979943

Còn ước tính trên sàn chứng khoán cho thấy, trong Quý 3/2021, tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 17,8% so với cùng kỳ song thấp hơn so với Quý 1/21 và Quý 2/21 lần lượt là 92,0% và 72,3%.

Những hướng đi chiến lược mới, vượt qua những thách thức của doanh nghiệp

Năm 2021, cũng do ảnh hưởng của đại dịch khiến bức tranh kinh doanh Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG) chịu áp lực lớn, đặc biệt, tăng trưởng mảng điện thoại, điện máy đang trong giai đoạn bão hoà, dự kiến, MWG khó có thể thực hiện được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.

Để duy trì đà tăng trưởng, ngày 20/11 vừa qua, MWG công bố thông tin ra mắt chuỗi BlueJi – nơi bày bán mặt hàng mắt kính hàng hiệu, trang sức. Hiện BlueJi có 5 chi nhánh tại Tp.HCM, trong đó 3 cửa hàng tại trung tâm (quận 1, quận 7 và quận 10), 2 cửa hàng còn lại đặt tại Thủ Đức. BlueJi sẽ phục vụ tất cả đối tượng nam, nữ, trẻ em với các thương hiệu lớn như Nike, Puma, Klenin, Guess,... cùng trang sức các loại như nhẫn, bông tai, dây chuyền, vòng tay,...

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp dệt may trên sàn công bố kế hoạch chuyển hướng sang bất động sản... Đơn cử, tại Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), doanh nghiệp cho biết do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp trong quý 3, công ty phải thực hiện giãn cách từ ngày 15/07/2021 nên năng suất lao động của Công ty không đạt kế hoạch, cộng với chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến TCM phải báo lỗ trong quý 3.

Cụ thể, doanh thu thuần quý 3 giảm 20% so với cùng kỳ, xuống còn 783 tỷ đồng. Loạt chi phí đồng loạt tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải ôm lỗ ròng gần 3 tỷ đồng trong quý 3. Kết thúc 9 tháng đầu năm, TCM ghi nhận doanh thu thuần gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt 2,707 tỷ đồng và lãi ròng giảm 41%, xuống còn 118 tỷ đồng. Đáng chú ý, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TCM 9 tháng đầu năm ghi nhận âm gần 16.5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 348 tỷ đồng, biến động lớn đến từ hàng tồn kho.

Đặc biệt, bàn về lĩnh vực các doanh nghiệp M&A, kể từ khi bắt đầu giai đoạn dịch bệnh diễn ra phức tạp. Trước những khó khăn mà dịch bệnh Covid 19 gây ra thì doanh nghiệp PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) vẫn vươn mình tạo lợi nhuận trong quý 3.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021 vừa công bố, doanh thu thuần quý 3 của PGT đạt 229 triệu đồng. Điểm nhấn trong bức tranh kinh doanh của đơn vị đến từ doanh thu hoạt động tài chính, đạt gần 1.3 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của PGT giảm mạnh 75%, xuống còn hơn 1 tỷ đồng chủ yếu nhờ cắt giảm chi phí nhân viên và không còn ghi nhận khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết quả, PGT báo lãi ròng hơn 72 triệu đồng, cùng kỳ thua lỗ gần 923 triệu đồng.

Theo giải trình của PGT, nguyên nhân là nhờ Công ty mẹ ra sức khắc phục việc kinh doanh cũng như Các công ty con đang từng bước hoạt động tốt hơn sau đại dịch.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, PGT ghi nhận doanh thu thuần hơn 642 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị đã thoát khỏi con số lỗ 7 tỷ đồng hồi cùng kỳ, ghi nhận lãi ròng gần 276 triệu đồng.

Bên cạnh những hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty con, PGT đang ấp ủ nhiều kế hoạch M&A đầy triển vọng và sẽ bật mí trong tương lai gần. PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả, từ đội ngũ Ban lãnh đạo, CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, công ty PGT Holdings (Mã chứng khoán trên sàn HNX: PGT) đã thành công trong việc phát động thực hiện dự án: "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam, kể từ khoảng thời gian giãn cách tại TP. HCM cho đến nay. Điều đó cho thấy ngoài xây dựng những giá trị thiết yếu, chiến lược trong hoạt động kinh doanh PGT còn xây dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng, cho doanh nghiệp. PGT tự tin là một doanh nghiệp đầy tiềm năng trong lĩnh vực M&A mà các nhà đầu tư đánh giá cao về lợi thế trong trung và dài hạn

Giới thiệu về công ty

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex. Năm 2015, PGT Holdings mua lại Saigon Tourist Transport, là công ty con trước đây của Saigon Tourist, doanh nghiệp lữ hành và du lịch. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước. Vào năm 2018, PGT đã mua lại BMF Microfinance, một công ty con hoạt động kinh doanh tài chính tại Myanmar.

PGT Holdings đang phát triển là tập đoàn với tính chất đa quốc gia trong các lĩnh vực M&A, đều thuộc nhóm ngành "hot": tư vấn đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, giáo dục, bất động sản, khách sạn, công nghệ thông tin. Đồng thời, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.

PV
Ý kiến của bạn
Nhiều cơ hội để Phú Quốc trở thành điểm đến biểu tượng của châu Á Nhiều cơ hội để Phú Quốc trở thành điểm đến biểu tượng của châu Á

“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.