Những chỉ số khép lại hoạt động kinh doanh Quý I/2023

Đầu tư và Tiếp thị
07:35 AM 06/04/2023

Kết phiên giao dịch ngày 5/4/2023, VN-Index tăng 2,41 điểm (0,22%) lên mức 1080,86; HNX tăng 1,85 điểm (0,88%) lên mức 212,58; UPCoM tăng 0,15 điểm (0,19%) lên mức 77,74 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng trần, 479 mã tăng giá, 793 mã đứng giá, 258 mã giảm giá, 21 mã giảm sàn.

Cũng trong phiên giao dịch ngày 5/4, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 793 triệu đơn vị, với giá trị 12,8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 121 triệu đơn vị, với giá trị 1,6 ngàn tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng tổng cộng 255 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 29 tỷ đồng.

Tính chung quý I năm 2023, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 11,437 tỷ đồng/phiên, giảm 43,3% so với bình quân năm 2022; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 4740 tỷ đồng/phiên, giảm 38,3%.

photo-1680703894132

Quý 1/2023: Hoạt động M&A toàn cầu xuống thấp

Tháng 03/2023, một cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra ở Mỹ, bắt đầu bằng việc ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ, và lan sang châu Âu với thương vụ sáp nhập khẩn cấp giữa UBS và Credit Suisse Group đã gây sốc cho các thị trường, khiến nhiều thương vụ phải ngừng lại, các chủ ngân hàng đầu tư và luật sư cho biết.

Anu Aiyengar, giám đốc bộ phận M&A toàn cầu tại JPMorgan Chase & Co, cho biết: "Quý đầu tiên chứng kiến thị trường biến động mạnh với nhiều sự không chắc chắn. Và điều đó dẫn tới một số thương vụ bị hoãn lại".

Giá trị các thương vụ M&A giảm 44% xuống còn 282.7 tỷ USD ở Mỹ và giảm 70% xuống còn 81,87 tỷ USD ở châu Âu. Khối lượng giao dịch ở châu Á - Thái Bình Dương giảm 29% xuống còn 176,1 tỷ USD.

photo-1680703900252

Giá trị của thị trường M&A toàn cầu.

PMI Việt Nam tháng 3/2023: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt kết quả 47,7 trong tháng 3, giảm so với 51,2 điểm của tháng 2.

Sau khi có những dấu hiệu phục hồi trong tháng trước, ngành sản xuất của Việt Nam đã có một bước lùi trong tháng 3. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm trở lại khi có các báo cáo cho thấy nhu cầu khách hàng giảm. Tuy nhiên, nhu cầu giảm đã làm giảm áp lực lạm phát, trong khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn nhiều nhất trong thời gian hơn tám năm.

Sự suy giảm các điều kiện kinh doanh là mạnh, mặc dù ít đáng kể hơn so với mức được ghi nhận trong khoảng thời gian cuối năm ngoái đầu năm nay. Theo các công ty, việc đà tăng trưởng dừng lại trong tháng 3 nhìn chung đã phản ánh bức tranh tương đối ảm đạm của nhu cầu. Cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều giảm tương ứng.

Đây là lần giảm thứ tư trong năm tháng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới, nhưng là lần giảm đầu tiên trong ba tháng của số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài. Từ đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Phù hợp với bức tranh của số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng ngành sản xuất cũng giảm trong tháng 3 sau khi tăng trong tháng 2. Tuy nhiên, mức giảm chỉ là khiêm tốn.

Sản lượng tăng ở lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản, nhưng lại giảm ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian. Tồn kho hàng thành phẩm hầu như không thay đổi so với tháng trước, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài năm tháng. Một số công ty có hàng tồn kho sau sản xuất tăng trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm, trong khi những công ty khác lại cho biết sản lượng giảm khiến hàng tồn kho giảm.

Trong bối cảnh yêu cầu sản xuất giảm, các nhà sản xuất đã giảm hoạt động mua hàng và việc làm, và mức giảm việc làm cũng chịu tác động của tình trạng nhân viên nghỉ việc. Hoạt động mua hàng giảm khiến tồn kho hàng hóa đầu vào giảm, và lượng hàng tồn kho đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. Tốc độ giảm là mạnh và là nhanh nhất kể từ tháng 6/2021.

Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm là nhân tố chính góp phần làm rút ngắn thời gian giao hàng của nhà cung cấp lần thứ ba liên tiếp. Hơn nữa, mức tăng hiệu suất hoạt động người bán hàng gần đây là đáng kể nhất trong hơn tám năm. Cũng có những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đã giảm vào đầu quý 1. Mặc dù cước phí của nhà cung cấp tăng khiến chi phí đầu vào tiếp tục tăng, tốc độ lạm phát là chậm nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, từ đó kết thúc thời kỳ gia tăng lạm phát chi phí. Với giá cả đầu vào tăng chậm hơn và các công ty vẫn muốn cạnh tranh về giá cả để thúc đẩy nhu cầu, giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ trong tháng 3.

Tốc độ tăng giá bán hàng là chậm nhất trong thời kỳ tăng giá kéo dài ba tháng gần đây. Mặc dù có dấu hiệu suy yếu vào cuối quý 1, các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới. Tâm lý kinh doanh giảm so với tháng 2 nhưng vẫn là mức cao thứ nhì trong năm tháng khi có những hy vọng rằng nhu cầu sẽ cải thiện và các điều kiện thị trường sẽ ổn định. Một số công ty cũng tiết lộ về các kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Triển vọng vẫn lạc quan

"Nếu môi trường huy động vốn bằng các công cụ nợ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong một vài năm tới, mọi người có thể hối hận vì đã thực hiện giao dịch cổ phần hóa quá mức ngay từ đầu. Nhưng nếu bạn tin rằng trong 12 - 18 tháng tới, thị trường vốn cải thiện và lãi suất giảm xuống, thì giờ vẫn là thời điểm tuyệt vời để phát triển"

Việc định giá thị trường sụt giảm cũng tạo cơ hội để các nhà đầu tư lớn khởi động cuộc thôn tính mới. Các chuyên gia dàn xếp giao dịch dự đoán giá trị M&A sẽ tăng trong các quý tới nhờ chiến dịch thôn tính của các nhà đầu tư này.

PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư,

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 5/4/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.