Những cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán trong năm 2022
Với những dự án M&A ấp ủ trong năm 2022 đang từng bước thực hiện, PGT Holdings (HNX: PGT) tự tin rằng sẽ chinh phục những thử thách và phát huy những thế mạnh để đem đến một bức tranh tài chính và lợi nhuận "dài hạn" hơn nữa cho các nhà đầu tư trong tương lai.
Những cơ hội
Năm 2021, VN-Index đã thành công vượt mốc 1.200 điểm và chinh phục ngưỡng 1.500 điểm, mặc dù nền kinh tế trải qua nhiều đợt bùng phát dịch liên tiếp. Quý 4 năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vắc xin kì vọng đạt mức trên 70%, cùng với kinh nghiệm "sống chung với Covid" của các tháng trước đó, theo ước tính GDP 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7 - 6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công.
Theo thống kê của các chuyên gia chứng khoán, P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu) của VN-Index từ 15,3 tới 19,1 lần.
Dựa trên dữ liệu thống kê mức P/E quá khứ, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, mức P/E phù hợp với thị trường dao động trong khoảng 15 đến 17 lần.
Kết thúc tháng 11 (tính đến ngày 30/11/2021), VN-Index giao dịch ở mức P/E 17,5 lần. Mức định giá hiện tại thấp hơn P/E đỉnh lịch sử (thiết lập vào tháng 4/2018) khoảng 25,5%. Với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN30 Index giao dịch trong vùng P/E từ 13,1 - 17,1 lần, với mức P/E hiện tại là 15 lần. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa, VN70 Index giao dịch trong vùng P/E từ 12,7 - 20,9 lần, mức hiện tại là 16,6 lần. Chỉ số S&P 500 của Mỹ có PER là 33,3 lần và NASDAQ có PER là 35,56 lần trong cùng khoảng thời gian vào ngày 26/11. Biên độ giá của VN vẫn còn rẻ và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước so với chỉ số của các nước phát triển như Mỹ.
Thêm vào đó, các động lực thúc đẩy thị trường là sự lạc quan của nhà đầu tư về khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, các gói hỗ trợ tài khóa, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, kỳ vọng nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ tiếp tục chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán, và thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục dồi dào; mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp giúp kích thích tăng trưởng thông qua kích thích đầu tư, khôi phục sản xuất với chi phí vốn thấp hơn.
Ngoài ra, thoái vốn nhà nước được thúc đẩy và triển vọng được nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi (thị trường M&A) và các cải cách nhằm thỏa mãn các tiêu chí nâng hạng thị trường mới nổi, giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường.
Bàn về thị trường M&A của những năm gần đây và năm 2022 sắp tới, doanh nghiệp PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) chính là một doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực này. Khi xuất phát điểm PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Các động lực tăng trưởng chính bao gồm dòng vốn FDI kì vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; đầu tư công được đẩy mạnh; xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.
Những thách thức
Trong năm 2022, thị trường được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, từ lạm phát, lãi suất cho đến tác động của dịch bệnh Covid-19.
Vấn đề đầu tiên mà thị trường chứng khoán sẽ phải đối mặt là áp lực lạm phát tăng cao. Dù giá cả tiêu dùng có thể vẫn ở mức cao, nhưng mức tăng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2022. Trong khi đó, dự báo lạm phát cao có thể vẫn sẽ kéo dài. Nếu điều này xảy ra, các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải nhanh chóng khóa chặt van bơm tiền, một động thái có thể khiến giới đầu tư lo ngại.
Rủi ro khách quan lớn hiện tại là nguy cơ bùng phát dịch ngoài tầm kiểm soát, cũng như sự phát triển của các biến chủng Covid-19 mới gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, với tầm nhìn tăng giá dài hạn, các chuyên gia cho rằng các nhịp điều chỉnh sâu của thị trường là cơ hội mua tích lũy các cổ phiếu tốt.
Bên cạnh đó tại Mỹ - thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới đã ghi nhận kết quả ấn tượng trong năm 2021, khi cả 3 chỉ số chính đều đạt mức tăng 2 con số kể từ đầu năm tới nay. Các chuyên gia nhìn chung đều cho rằng, kỳ tích này sẽ khó lòng lặp lại trong năm 2022, khi sự hưng phấn ban đầu từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại biến mất và các chương trình kích thích tiền tệ bị thắt chặt.
Chỉ số CSI 300 (chỉ số chứng khoán tính theo giá trị vốn hóa thị trường của 300 cổ phiếu loại A được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến) của Trung Quốc đã giảm 3% trong năm nay, do tác động từ sự suy yếu của thị trường bất động sản và các biện pháp thắt chặt kiểm soát trên nhiều lĩnh vực của chính phủ. Các chuyên gia dự báo, giới đầu tư có thể sẽ phải chấp nhận rủi ro suy thoái đáng kể ở các thị trường mới nổi nếu đại dịch COVID-19 trở nên tồi tệ hơn dự đoán, đặc biệt là ở nhiều quốc gia nơi phần lớn dân số chưa được tiêm phòng.
Những kỳ vọng tạo lợi nhuận trong năm 2022
Khép lại năm 2021, cổ phiếu của PGT Holdings có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 4/1/2021 với mức giá 2,900 VNĐ, một mức giá khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng những định hướng kinh doanh đúng đắn cho từng thời kì, đặc biệt dưới sự dẫn dắt của CEO người Nhật Bản Ông Kakazu Shogo, người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam, PGT đã xuất sắc nâng mức giá tại thời điểm ngày 24/12 là 12,000 VNĐ (tăng giá trị cổ phiếu hơn 4 lần so với quý 1).
Thống kê số phiên giao dịch của PGT Holdings ngày 28/12/2021
Tổng khối lượng giao dịch khớp năm 2021 là 10,908,612 cổ phiếu gấp xấp xỉ 98 lần so với năm 2020 (146,046 cổ phiếu ) một con số cực kì ấn tượng của cổ phiếu PGT. Thành công, bứt phá vượt trội về giá và khối lượng đối với các nhà đầu tư.
Thống kê theo các quý của cổ phiếu PGT Holdings
Ở quý 1 và quý 2, tổng khối lượng khớp của cổ phiếu PGT Holdings chỉ dừng ở mức nhỉnh 1,6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên bước sang quý 3 và quý 4 con số đó lại tăng gấp đôi cho thấy chính những định hướng phù hợp trong từng thời kỳ của Ban lãnh đạo đã giúp công ty vượt qua những thách thức và tăng giá trị về nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Bước sang năm 2022, với những lợi thế có sẵn, cùng những hoạch định cho tương lai. Giá cổ phiếu PGT có thể đạt mục tiêu mới là vùng 20,000-21,000 VNĐ
Giá cổ phiếu PGT đã hoàn thành sóng 4 điều chỉnh khi test thành công vùng hỗ trợ quan trọng 9,500-10,500 (đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 03/2021) và hiện đang bước vào sóng 5 tăng. Theo lý thuyết sóng Elliott và phần mềm Advanced GET thì mục tiêu tối đa của sóng 5 là vùng 20,000-21,000 VNĐ
Bên cạnh đó, vùng này còn có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Projection 100% nên khả năng xảy ra kịch bản này sẽ rất lớn nếu giá cổ phiếu PGT chinh phục thành công vùng đỉnh cũ tháng 09/2021.
Chính vì vậy, với điểm tựa là vùng hỗ trợ mạnh 9,500-10,500, người viết kỳ vọng PGT sẽ có sự bứt phá để hướng đến mục tiêu là vùng 16,000-16,500 và vùng 20,000-21,000.
Giá cổ phiếu của PGT được test tại mức 20,000-21,000 thành công (dự báo trong năm 2022)
Đặc biệt, với những dự án M&A ấp ủ trong năm 2022 đang trong quá trình thực hiện, PGT Holdings tự tin rằng sẽ đem đến một bức tranh tài chính và lợi nhuận dài hơi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong tương lai.
Follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.