Những cơ sở vững chắc để nền kinh tế Việt Nam phát triển và phục hồi trong bối cảnh căng thẳng Nga_Ukraine
Bức tranh kinh tế tháng 2 năm nay đã có nhiều điểm sáng như chỉ số sản xuất công nghiệp công nghiệp tăng cao; các ngành thương mại và dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng; kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 46,2%.... Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức và đặc biệt là còn nhiều yếu tố rủi ro khó lường từ diễn biến dịch bệnh, lạm phát và tình hình căng thẳng ở Ukraine.
Xu hướng phục hồi, tăng trưởng nhanh trở lại
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng nhanh trở lại.
Cụ thể, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 2/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4%; trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 6,1%.
Các ngành thương mại và dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng, đặc biệt ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch đã có những dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2022 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%. Vận chuyển hành khách tháng 2/2022 tăng 13,1% và luân chuyển hành khách tăng 10% so với tháng trước.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 đạt 108,52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2%; kim ngạch nhập khẩu đạt 54,73 tỷ USD, tăng 15,9%.
Ước tính tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 42.600 doanh nghiệp, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2022.
Cùng với đó, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%.
Nổi bật, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm ước đạt 8,8% so với kế hoạch, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; thu hút vốn FDI tiếp tục phục hồi; trong đó, vốn đăng ký điều chỉnh tăng cao tới 123,8% cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam và mở rộng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội được triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, thị trường xuất nhập khẩu chịu nhiều tác động khủng hoảng tại Ukraine. Lạm phát chịu sức ép từ thiếu nguồn cung, giá xăng tăng cao; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn gặp khó khăn; thương mại, dịch vụ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh...
Yếu tố nền tảng đảm bảo phục hồi kinh tế
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Hai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự báo tình hình tháng Ba và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và nhiều diễn biến không dự báo được.
Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, dự báo sát tình hình, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ phải hoàn thành trong quý 1/2022.
Để kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế - xã hội cao nhất, Tổng cục Thống kê cũng đề xuất tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là yếu tố nền tảng để đảm bảo cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và hợp tác song phương với các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình trong tháng 2/2022, công ty cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) đã có buổi làm việc trực tiếp với tỉnh Đồng Tháp.
Cụ thể cuối tháng 2/2022 PGT Holdings đã công bố thông tin CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Các bộ, ngành, địa phương, cần theo dõi sát diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới và trong nước; có các giải pháp bảo đảm cung cầu xăng, dầu trong nước và hạn chế mức tăng giá đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới; căng thẳng giữa Liên bang Nga và Ukraine; cạnh tranh thương mại càng thêm gay gắt; thế giới đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế-xã hội…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga và Ukraine một lượng hàng hóa không lớn nhưng cũng có sự lan tỏa ra khu vực thị trường liên minh Á - Âu là khu vực Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA).
"Do đó, sự đứt gãy này sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác và liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp. Chưa kể Việt Nam phải lường trước được những tác động đến vấn đề tỷ giá, ngoại tệ, phương thức thanh toán… do xung đột này gây ra," Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.
Đặc biệt, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đảm bảo luồng hàng hóa được lưu thông thông suốt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc đánh giá, dự báo tình hình một cách kịp thời chính xác, cùng nhau tìm giải pháp ổn định sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đề xuất các ngành, lĩnh vực cần có phương án, giải pháp cung cấp, cân đối hàng hóa thiết yếu trên thị trường trong điều kiện các nguồn cung truyền thống có thể bị suy giảm; phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới... đồng thời triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và ổn định, phát triển thị trường lao động; kết nối cung cầu, điều tiết thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho các địa phương công nghiệp trọng điểm.
Ngoài ra, Chính phủ có các giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Nhận định về triển vọng kinh tế thời gian tới, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng với việc tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.
Về tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, ông Lâm cũng cho rằng cuộc xung đột này có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn song trong trung và dài hạn, Việt Nam vẫn được đánh giá tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước có thể chịu tác động của lạm phát khi giá dầu lên quá cao từ cuộc chiến kéo dài
Nếu lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Với mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính phủ Việt Nam bắt buộc phải có chính sách thắt chặt tiền tệ, theo đó lãi suất tăng, dòng tiền vào thị trường chứng khoán giảm. Thực tế, lạm phát tăng không có lợi cho tất cả các kênh tài sản, kể cả bất động sản và trái phiếu".
Tuy nhiên, nỗi lo lạm phát tại Việt Nam không quá lớn. Các chuyên gia lý giải Việt Nam thường đi sau các nước trên thế giới trong quá trình đối mặt với đại dịch COVID-19. Điển hình như vào tháng 6/2020, lạm phát tại Việt Nam tăng 3 – 4% bởi giá thịt lợn lên đỉnh trong khi thế giới không chịu áp lực bởi lạm phát. Bước sang năm 2021, khi các nước mở cửa trở lại nền kinh tế, lạm phát tại Việt Nam duy trì ổn định tại 1,8%.
Thị trường chứng khoán trong tháng 2 vẫn đà tăng trưởng
Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 2, nhà đầu tư trong nước mở mới 210.883 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 16.000 tài khoản so với tháng trước. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 210.765 tài khoản và 118 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức.
Cũng trong tháng 2/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 262 tài khoản, lũy kế từ đầu năm tới nay mở mới 582 tài khoản.
Sự nhập cuộc mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong nước đã giúp thanh khoản thị trường duy trì mức cao, thường trên mức "tỷ đô". Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index cũng liên tiếp chinh phục những đỉnh cao mới và đã vượt mốc 1.500 điểm ngay trong giai đoạn đầu năm 2022.
Quay trở lại với danh mục cổ phiếu tiềm năng cho các nhà đầu tư PGT Holdings ( HNX: PGT) là một trong những mã cổ phiếu nổi bật trong ngành M&A của sàn HNX.
Trong tháng 2/2022, cổ phiếu PGT liên tục khớp lệnh thành công với khối lượng lớn.
Ngày 14/2/2022 cổ phiếu PGT còn ghi nhận những kỷ lục đầu tiên của năm 2022 khi mức thanh khoản của mã PGT ghi nhận khớp lệnh thành công với khối lượng 997,301 cổ phiếu. Các chuyên gia chứng khoán nhận định cổ phiếu PGT ngày càng phản ánh đúng giá trị phát triển đầy tiềm năng của doanh nghiệp.
Ngày 18/2/2022 PGT Holdings vừa chính thức thông báo thông tin Công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo_ đã mua thành công 700,000 cổ phiếu. Được biết, mục đích của công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo khi quyết định mua cổ phiếu của PGT là để đầu tư sinh lời vì những kết quả thực tế đầy khả quan trong kinh doanh của PGT.
Ngày 23/2, Công ty TNHH Đầu tư Vina Terrace đăng ký mua 281,000 cổ phiếu với mục đích đầu tư để sinh lời.
Khép lại phiên giao dịch ngày 11/3/2022, giá cổ phiếu của PGT là 12,300 VNĐ.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những điều bất ngờ, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.