Những con người thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng
Trong suốt gần 2 năm qua, đại dịch Covid -19 bùng phát trên toàn cầu, áp lực đè nặng lên vai đội ngũ y tế.
Khi diễn biến của dịch bệnh phức tạp, nhất là vào thời điểm tháng 7 năm 2021, Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam chìm trong dịch bệnh
Với tinh thần gắng sức, đồng lòng giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn tỉnh, Thái đình đã huy động hàng trăm cán bộ, y – bác sỹ, nhân viên y tế vào hỗ trợ cho miền Nam chống dịch.
Hưởng ứng lời tinh thần đó, bệnh viện Phổi Thái Bình đã kêu gọi các tình nguyện viên là các Y – Bác sĩ, điều dưỡng tham gia chống dịch cùng miền Nam thân yêu.
Khi có thông tin từ lãnh đạo, 6 cán bộ, y - bác sỹ của bệnh viện Phổi Thái Bình đã tình nguyện lên đường tham gia cùng đoàn vào hỗ trợ miền Nam
Ngày 12/7/2021, 6 tình nguyện viên gồm: Bác sĩ Trần Văn Giáp – khoa Cấp cứu; Bác sĩ Phạm Tiến Thắng Thắng – khoa Chẩn đoán hình ảnh; điều dưỡng Đặng Thị Liên – Khoa N1; điều dưỡng Nguyễn Ngọc Hoan – khoa Hô hấp; diều dưỡng Nguyễn Ngọc Thái – khoa Phục hồi chức năng; điều dưỡng Đoàn Thị Hồng – khoa Lao được đi học lớp tập huấn và test Covid; ngày 15/7 vào lên đường cùng đoàn tình nguyện vào hỗ trợ Tp. Hồ Chí Minh. Ngay sau đó đoàn nhận nhiệm vụ ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Dù gian lao, vất vả, khó khăn họ vẫn có một niềm tin vững chắc sẽ chiến thắng dịch bệnh
Chị Đặng Thị Liên – một cán bộ y tế của bệnh viện Phổi Thái Bình tham gia đoàn tình nguyện chia sẻ với phóng viên: "Chúng tôi vào đó với tất cả tình yêu và tâm huyết của mình dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ như không nghe được giọng miền Nam, đồ ăn ở đây không hợp khẩu vị. Gạt tất cả nững thứ đó sang một bên, tất cả chúng tôi lao vào công việc với mong muốn kìm chế, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, giúp bà con qua "cơn lốc' của Covid. Thời tiết rất nóng, nhưng chúng tôi vẫn gắng sức bảo nhau cùng vượt qua khó khăn.
Chúng tôi ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 1 tuần thì có lệnh điều động 60 y bác sỹ của Thái Bình sang hỗ trợ cho bệnh viện dã chiến số 6 của Thủ Đức. Bên bệnh viện này đang có 200 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, thở gọng kính. Chúng tôi phải mặc quần áo bảo hộ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, toàn thân lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi.
Nhìn bệnh nhân, đặc biệt là những cháu nhỏ đang rất đói và mấy ngày chưa được thay đồ, thế là tất cả chúng tôi cùng vào hỗ trợ các cháu thay quần áo, mang cho đồ ăn, tìm thông tin của người nhà để liên lạc cho học mang những thứ cần thiết vào cho bệnh nhân.
Cứ thế ngày này sang ngày khác, lượng bệnh nhân ngày một tăng cao, khám đầu này, đầu kia bệnh nhân chết. Có người mất từ 4 giờ sang mà đến 16 giờ chiều mới có xe đến đưa đi vì không có xe và không liên lạc được với người thân. Cả ngày tiếng còi xe cứu thương vang lên dồn dập, chúng tôi dã gắng hết sức mình để hỗ trợ cho người bệnh.
Lúc đầu chúng tôi còn được nhân viên khách sạn nấu cho ăn, sau đó vì nhân viên khách sạn cũng bị Civid và hơn thế, họ không được thanh toán tiền công nên không thể tiếp tục giúp chúng tôi được nữa. Chúng tôi phải đặt đồ ăn trên mạng, nhưng chẳng được nhiều, đành đi kêu gọi để xin các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ. Có những lúc chúng tôi đi xin được ít đồ ăn sáng là xôi, vì phải đi bộ quá xa (khoảng 2 đến 3 km) khi quay về thì đồ ăn đã thiu, nhưng vì đói quá vẫn phải ăn vì đói quá"
Sau 85 ngày đêm vất vả, vật lộn với bệnh nhân để dành lại sự sống cho họ, chúng tôi nhận được lệnh rút đoàn về Thái Bình".
Ngày 7/10/2021 đoàn tình nguyện về đến Thái Bình, được bố trí cách ly ở trường Đại học Thái Bình. Đến ngày 20/10/2021, đoàn kết thúc thời gian cách ly, quay về nhận nhiệm vụ mới ở cơ quan.
Ngay sau đó, dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Thái Bình, và bệnh viện Phổi thành nơi thu dung cho bệnh nhân Covid. Một lần nữa những cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện Phổi Thái Bình, đặc biệt là những tình nguyện viên tham gia chống dịch giúp miền Nam lại lao vào cuộc. Có những người vừa đoàn tụ với gia đình được vài ngày lại phải vào bệnh viện để đảm đương nhiệm vụ mới.
Các bệnh nhân ở bệnh viện Phổi Thái Bình được xuất viện
"Với kinh nghiệm đã được đúc kết khi làm nhiệm vụ ở miền Nam, những tình nguyện viên khi xưa đã phát huy hiệu quả trong công tác điều trị cho bệnh nhân ở Thái Bình. Nhiều trẻ em khi kết thúc quá trình điều trị trong không muốn về vì ở đó dược chăm sóc chu đáo và có nhiều bạn bè" – một Bác sĩ trong bệnh viện Phổi Thái Bình chia sẻ với PV.
"Ngày 9/12/2021 chúng tôi được UBND tỉnh Thái Bình mời về nhà văn hóa lao động để làm lễ tuyên dương, trao bằng khen cho những người đi chống dịch trong miền nam. Trong số 60 người được tuyên dương, có 36 người được UBND tỉnh Thái Bình tặng thưởng, 24 người còn lại được UBND Tp. Hồ Chí Minh tặng thưởng" – Một bác sĩ chia sẻ.
Những hình ảnh trong buổi lễ tuyên dương nhũng chiến binh áo trắng
Qua những gì PV được nghe tường thuật lại mới thấy họ - những con người quả cảm, bất chất nguy hiểm, vất vả, đối mặt với thử thách nhưng họ như một ánh sao sáng về đạo đức và lương tâm thầy thuốc, vì sức khỏe cộng đồng đã dành hết tình yêu thương cho đồng bào ta. Chúng ta hãy cảm ơn và trân trọng họ - những con người vì người khác trong cuộc chiến sinh tồn để đẩy lùi dịch bệnh.
Họ xứng đáng được tôn vinh
Có đi qua chiến tranh mới thấu hiểu được niềm vui hòa bình, có đi qua những khó khăn hiểm nguy mới thấy được giá trị của sự bình an, có chứng kiến những nỗi đau tột cùng khi mất đi những người thân yêu nhất mới có thể cảm nhận sâu sắc những giây phút đau thương để dành giật lại sự sống cho người bệnh của những chiến sỹ áo trắng. Họ đã đồng cam cộng khổ với tinh thần tương thân tương ái cùng niềm tin chiến thắng dịch bệnh trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những chiến binh áo trắng quả cảm của chúng ta mang trên mình sứ mệnh cao cả "thầy thuốc như mẹ hiền"
Họ xứng đáng được tôn vinh!
Thành TrungCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.