Những cột mốc “kỷ lục mới” mà thị trường chứng khoán chạm tới
Trong dài hạn, GDP/người của Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất 5,500 USD đến 2025, và tầng lớp trung lưu Việt Nam gia tăng từ 20% lên 25% vào năm 2025, tức có khoảng 25 triệu người Việt Nam có thu nhập lớn gấp đôi GDP bình quân (khoảng 11,000 USD/người/năm).
Đây là cơ sở cho mục tiêu 8% dân số mở tài khoản chứng khoán tới 2030. Do vậy, nền tảng vĩ mô đang rất thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tạo mốc thanh khoản bứt phá tháng 11
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2021, chỉ số VNIndex đạt 1.478,44 điểm, tăng 2,37% so với tháng trước, tăng 33,93% so với đầu năm; VN30 đạt 1.537,59 điểm, tăng 0,34% so với tháng trước và tăng 43,60% so với đầu năm.
Trong tháng, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 32.479 tỷ đồng và 1,05 tỷ cổ phiếu, tăng 46,71% về giá trị và 44,51% về khối lượng bình quân so với tháng trước. Tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu lần lượt đạt khoảng 714.553 tỷ đồng và 23,18 tỷ cổ phiếu, tăng lần lượt 53,69% về giá trị và tăng 51,39% về khối lượng so với tháng 10.
Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt trên 77.778 tỷ đồng, chiếm 5,44% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị trên 9.063 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 59.494 tỷ đồng.
Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 30/11/2021, có 548 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 404 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 08 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 20 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 119,29 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,71% so với tháng trước, đạt khoảng 91,41% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).
Đến hết tháng 11, trên HOSE đã có 45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, làn sóng nhà đầu tư mới tham gia đã thúc đẩy thanh khoản thị trường cổ phiếu trên HoSE lên tầm cao mới.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 11, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 220.817 tài khoản chứng khoán, tăng gần 100.000 tài khoản so với tháng trước.
Con số này là mức kỷ lục trong lịch sử 21 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, thậm chí đã vượt tổng số tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước cả năm 2019.
Trong số đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 220.602 tài khoản và là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa VN-Index vượt đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong tháng 11. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tổ chức cũng đã mở mới 215 tài khoản trong tháng.
Tài khoản mở mới của nhà đầu tư nôi đạt kỷ lục trong tháng 11
Từ tháng 5 - 10/2021, thị trường tiếp tục sôi động và lập mức nền mới ở vùng từ 20 - 25 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn t. Tới tháng 11/2021, thanh khoản bứt phá và tạo nền mới cao kỷ lục. Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 11, giá trị giao dịch bình quân trên 2 sàn niêm yết đã đạt trên 37 ngàn tỷ đồng/phiên, cao hơn 60% so với bình quân 10 tháng đầu năm 2021.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tạo nước rút cho tháng cuối năm.
Mở đầu những phiên giao dịch của tháng 12 là thông tin biến chủng mới Omicron có tác động rất lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư F0 có ít kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán. Giao dịch chứng khoán diễn ra trong tâm lý thận trọng của đa số nhà đầu tư. Đó là lý do vì sao có những phiên thanh khoản sụt giảm dần và ở phiên cuối tuần xuất hiện lực bán từ người nắm giữ cổ phiếu mất kiên nhẫn. Họ bán mạnh cổ phiếu, thậm chí bán giá sàn với nhóm đã tăng nóng thời gian qua trong đó có ngành bất động sản, những nhóm penny, midcap…
Bên cạnh đó yếu tố tâm lý thâu tóm và đầu cơ tạo cơn sóng đu đỉnh cho các nhà đầu tư với thông tin sẽ có nhiều tín hiệu tốt, mức giá kỳ vọng cùng những mã cổ phiếu phím nhau từ các nhà môi giới khiến tâm lý các nhà đầu tư bán tháo, cổ phiếu của doanh nghiệp bị đẩy vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tăng giảm theo thị trường.
Song song với những diễn biến thanh khoản của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng đạt những mốc thanh khoản ấn tượng.
Mở đầu cho tháng 11 với liên tiếp các kỷ lục, PGT cũng có phiên đầu tháng đầy ấn tượng với mức thanh khoản 147.337 cổ phiếu tăng gấp 2 lần so với các phiên giao dịch bình quân của tháng 10. Ngoài ra mức giá 11.400 VNĐ cũng đánh dấu cho chuỗi tăng trưởng trong tháng. Trung bình phiên giao dịch tuần 2 của tháng 11, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh thành công là hơn 100.000 cổ phiếu
Đặc biệt tại những phiên cuối tháng cổ phiếu PGT đã vươn lên giao dịch thành công với giá 12.200 VNĐ (Ngày 23/11/2021), tạo một dấu mốc mới về giá cho doanh nghiệp này.
Tuy rung lắc do thị trường điều chỉnh cân bằng giá, cùng với những chính sách và tác động khách quan của thị trường. Nhưng cổ phiếu của PGT vẫn nằm giao động 11.300 VNĐ - 12.400 VNĐ, tín hiệu ổn định đầy khả quan cho các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Đặc biệt thông tin trong tương lai, GDP/người của Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất 5,500 USD đến 2025, và tầng lớp trung lưu Việt Nam gia tăng từ 20% lên 25% vào năm 2025, tức có khoảng 25 triệu người Việt Nam có thu nhập lớn gấp đôi GDP bình quân (khoảng 11,000 USD/người/năm). Đây là cơ sở cho mục tiêu 8% dân số mở tài khoản chứng khoán tới 2030. Do vậy, nền tảng vĩ mô đang rất thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Với những dự định và kế hoạch cho năm 2022, PGT tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông hiện tại và nhà đầu tư trong tương lai.
Giá xăng đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (26/12), sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.