Những củ khoai tây trên mộ của vị vua Đức và câu chuyện biến củ khoai ‘không mùi không vị, đến chó cũng không muốn ăn’ thành loại rau quý giá
Một vị vua tài giỏi là người không để người dân của mình chết đói!
Nếu bạn đã từng đến thăm ngôi mộ của vị Đại đế Frederick ở Đức, bạn có thể sẽ thấy một số củ khoai tây tươi trên đó.
Trong 46 năm cai trị, Frederick được biết đến với biệt danh "vua khoai tây". Biệt danh này đã theo ông đến tận ngày nay và nó khá nổi tiếng vào thế kỷ 18.
Vậy bằng cách nào mà Frederick lại trở nên nổi tiếng như vậy?
Ở Đức có một phương châm như sau: "Những gì người nông dân không biết, họ sẽ không ăn".
Ngày nay, chúng tôi thường sử dụng câu châm ngôn này để mô tả sự hoài nghi của mọi người đối với các sản phẩm mới. Theo Quy luật khuếch tán đổi mới, 85% người tiêu dùng sẽ chấp nhận các sản phẩm mới nếu, 15% đặc điểm nhận diện của nó khiến họ cảm thấy sản phẩm đó thực sự chất lượng và cần thiết. Phương châm trên như một lời tóm tắt cho quy luật đó, và nó đã được lưu truyền hơn 300 năm qua.
Chúng tôi đã từng bị lừa. Vì vậy, việc chúng tôi trở nên hoài nghi và cảnh giác với mọi sản phẩm là điều hoàn toàn đúng. Chúng tôi rất thận trọng khi một công ty nào đó tuyên bố sản phẩm mới của họ là "Sản phẩm tốt nhất".
Thời điểm đó, bánh mì trở thành một vấn đề lớn đối với Vua Frederick vì giá của nó quá đắt. Người dân của ông đang chết đói từng ngày. Họ cần tìm kiếm một loại lương thực thiết yếu mới để có thể tích trữ dễ dàng hơn, và tái sản xuất với giá rẻ tại trang trại.
Vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang khoai tây từ Nam Mỹ sang châu Âu. Nhưng sau một thời gian khá lâu, những củ khoai tây vẫn chưa thể đến được các vùng phía Bắc. Cây khoai tây khi ấy thi thoảng chỉ được trưng bày trong vườn bách thảo. Và mọi người đều nghĩ nó chỉ là một loại cây có những bông hoa đẹp.
Ngược lại, Frederick đã khám phá ra loại cây này có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế. Ông cho rằng khoai tây nên được trồng và phát triển trên khắp đất nước vì nó là một loại thực phẩm rất có ích. Năm 1756, Frederick đã trồng một cánh đồng khoai tây lớn ở một ngôi làng gần đó. Sau đó, ông tập hợp người dân lại và chia sẻ cho họ về lợi ích cũng như cách trồng loại cây này dễ ra sao trong điều kiện canh tác địa phương. Ông nói với mọi người rằng đây là cách giúp họ thoát khỏi nạn đói. Nó rẻ, bảo quản được lâu và dễ sản xuất.
Tuy nhiên, người dân đã không tin vào những gì ông nói!
Mọi người nghĩ rằng khoai tây có độc vì chúng trông rất bẩn và xấu xí. Họ không tin vào những lợi ích mà chúng có thể mang lại. Một thị trấn thậm chí còn gửi phản hồi chính thức về sắc lệnh của Frederick với nội dung: "Những thứ không có mùi cũng không có vị, đến cả chó cũng không muốn ăn, vậy chúng có ích gì đối với chúng tôi?". Phương châm của họ là: "Những gì người nông dân không biết, họ sẽ không ăn".
Và với lý do đó, Frederick đã quyết định nghiên cứu thêm để tìm cách thuyết phục người dân.
Cuối cùng, ông đã nảy ra một ý tưởng. Ông thay đổi chiến thuật tuyên truyền bằng cách tuyên bố rằng khoai tây là "một loại rau hoàng gia". Frederick đã trồng khoai tây trong chính cung điện của mình và đóng quân xung quanh nó. Ông thậm chí còn cử lính canh đến canh gác cánh đồng khoai tây mà ông đã trồng trong làng.
Điều này đã thu hút sự chú ý từ người dân. Họ tự hỏi: "Nhà vua đang cất giấu thứ gì ở đó?". Sau đó họ cho rằng: "Dù nó là gì đi nữa, chắc chắn nó có giá trị rất lớn".
Thú vị hơn, Frederick đã ra lệnh cho các vệ sĩ của mình nghỉ ngơi nhiều hơn, và hãy giả vờ để cho người dân ăn cắp nó.
Kết quả thật đáng ngạc nhiên! Đã có một số người dân trong làng lẻn vào và ăn trộm khoai tây. Họ cho rằng nó rất có giá trị, vì nó là món đồ của nhà vua.
Chẳng bao lâu, trong mỗi hộ gia đình đều có khoai tây. Khi mọi người biết về công dụng của loại thực phẩm này, họ đã học cách để trồng nó, thay vì phải đi ăn cắp. Họ tự nhận ra rằng, khoai tây rất bổ dưỡng, dễ trồng và dễ bảo quản.
Không lâu sau, khoai tây đã trở thành một món ăn chính trong ẩm thực ở Đức và nó vẫn còn duy trì mãi cho đến ngày nay. Trên thực tế, khi bạn nghĩ về một quốc gia nào khiến bạn có liên tưởng đến khoai tây, thì đó có thể là nước Đức.
Nói cách khác, Frederick Đại đế đã thực hiện thành công một cuộc tái tạo thương hiệu đầu tiên trong lịch sử. Ông đã biến củ khoai tây từ một "thứ dơ bẩn, vô vị" thành "một loại rau quý giá". Ông là người tiên phong mang loại thực phẩm thiết yếu này đến một quốc gia đang thực sự cần nó.
Frederick đã sử dụng tất cả những thủ thuật tiếp thị thông thường như: "Tâm lý học đảo ngược, tập trung khai thác nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng và tạo ra sự hấp dẫn bí ẩn cho sản phẩm", để thay đổi nhận thức cho người dân. Ông đã thu hút sự tò mò và thúc đẩy họ tham gia vào một hoạt động lớn. Những hoạt động này phục vụ cho lợi ích của người dân và phù hợp với khả năng sẵn có của họ.
Đây chính là mục đích thực sự của hoạt động tiếp thị: "Khi có một con đường mới thực sự tốt hơn, bạn có nhiệm vụ dẫn dắt mọi người đi theo con đường đó". Đôi khi, chúng ta không biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình, nên sẽ cần có sự giúp đỡ từ những người có tầm nhìn tốt hơn. Có thể, ta sẽ không theo kịp những gì mà họ suy nghĩ, không hiểu được những nỗ lực của họ lúc đầu và không đánh giá cao những gì họ làm. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ vô cùng biết ơn họ vì đã giúp ta lựa chọn được hướng đi đúng đắn.
Đây cũng là khía cạnh tốt đẹp nhất của hoạt động tiếp thị: "Bạn sẽ thành công khi bạn mang lại giá trị tốt nhất cho mọi người". Đó là lý do vì sao sau 300 năm, người ta vẫn tưởng nhớ đến Frederick, vị "Vua khoai tây". Ông đã nhận ra một điều rằng: "Chúng ta có thể dắt ngựa đi uống nước, nhưng đôi khi, ta sẽ phải bắt nó tự đi uống nước". Điều này đã giúp ông tìm ra cách để giúp đỡ cho người dân của mình.
Cầu mong sẽ luôn có một vài củ khoai tây trên mộ của Frederick!
Mai PhươngThị trường dệt may trong năm 2025 được nhận định có nhiều cơ hội đan xen rủi ro bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.