Những dấu ấn của Đảng bộ huyện Thanh Thủy nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025

Địa phương
02:54 PM 12/10/2023

Nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXVI Đảng bộ huyện, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn song huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã và đang từng bước khắc phục, vượt qua thách thức, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã tập trung tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ gắn với xây dựng tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quyết liệt thực hiện mục tiêu kép, vừa chăm lo, bảo vệ an toàn sức khỏe của nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược có trọng tâm, trọng điểm.

Phú Thọ: Những dấu ấn đột phát của Đảng bộ huyện Thanh Thủy nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh 1.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Thanh Thủy xác định lấy du lịch làm trọng điểm.

Đến nay huyện đã đạt và vượt 8/15 chỉ tiêu, 6/15 chỉ tiêu đạt trên 96%, 1 chỉ tiêu đạt kế hoạch 3 năm và sẽ hoàn thành vào đầu năm 2025. Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện ổn định. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 58,1 triệu đồng/người, đạt 96,8%; tổng thu ngân sách đạt 455,0 tỷ đồng. Vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội 152,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng bền vững, tăng dần tỷ trọng dịch vụ.

Phú Thọ: Những dấu ấn đột phát của Đảng bộ huyện Thanh Thủy nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh 2.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được đầu tư. Đến nay, các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên khu đã được nhựa hóa và bê tông hóa, trên 90% trường học đạt chuẩn quốc gia, 100% các xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%.

Đặc biệt, nhờ có lợi thế về nguồn suối nước khoáng nóng tự nhiên và thu hút đầu tư phát triển du lịch, hiện nay toàn huyện có khoảng 45 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tổng số phòng lưu trú hiện có khoảng 3.911 phòng, trong đó có trên 3.388 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được xây dựng đồng bộ, nhiều dự án quan trọng đã và đang được triển khai để phát huy điểm mạnh du lịch của huyện, điển hình là đưa dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao Wyndham Thanh Thủy đi vào hoạt động tạo điểm nhấn thu hút đông đảo du khách đến nghỉ dưỡng. Các dự án khác như: Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, khu du lịch biệt thự sinh thái - nghỉ dưỡng Vườn Vua, khu nghỉ dưỡng Thanh Lâm Resort, Thanh Thủy Resort, BamBoo Resort... vẫn tiếp tục phát huy và duy trì hoạt động có hiệu quả.

Theo thống kê, trong 5 năm vừa qua, huyện Thanh Thủy đã thu hút đầu tư cho phát triển du lịch với số vốn hơn 7.000 tỷ đồng, doanh thu du lịch, dịch vụ, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... ước đạt 720,7 tỷ đồng (bình quân tăng hơn 10%/năm, chiếm tỷ trọng 10,4% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ toàn xã hội của huyện); thu hút hơn 2,2 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng (trong đó khách lưu trú ước đạt 317 nghìn lượt người); tạo việc làm ổn định cho khoảng 16.000 lao động trực tiếp và gián tiếp...

Phú Thọ: Những dấu ấn đột phát của Đảng bộ huyện Thanh Thủy nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Minh Tường - Bí thư huyện Thanh Thủy.

Huyện Thanh Thủy phấn đấu đến năm 2025, thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách/năm; doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 18 nghìn lao động. Đến năm 2030, Thanh Thủy trở thành huyện du lịch, trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ với 2,5 triệu lượt khách/năm, doanh thu đạt gần 1.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 30 nghìn lao động.

Ông Nguyễn Minh Tường - Bí Thư huyện Thanh Thủy cho biết: "BCH Đảng bộ huyện chọn du lịch là mục tiêu trọng điểm để phát triển, xây dựng Thanh Thủy là huyện du lịch trọng điểm của tỉnh cũng như quốc gia. Do đó, huyện tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, du lịch có điểm nhấn. Đồng thời, xây dựng được môi trường du lịch xanh, sạch, sáng đẹp gắn với các dịch vụ thương mại ăn uống...

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh duy trì và nâng cao huyện nông thôn mới, gắn với các sản phẩm OCOP để tạo ra các thương hiệu của nông nghiệp Thanh Thủy cũng như phát triển du lịch. Đồng thời gắn với diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, hiện đại.

Đặc biệt, huyện Thanh Thủy tiếp tục triển khai tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục toàn diện, đây là hướng đi bền vững của đảng bộ huyện. Đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện, hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh hiện nay".  

Thu Hường
Ý kiến của bạn