Những điểm đột phá trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Trong vài tháng vừa qua, các đề xuất xung quanh dự án Luật Đất đai sửa đổi đã liên tục nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các địa phương, doanh nghiệp và người dân, bởi đây là dự án Luật vô cùng quan trọng, lan tỏa tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã đưa ra phương pháp tính giá đền bù khi thu hồi đất để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.
Dự án Luật này thể chế hóa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Những điểm được đánh giá là đột phá
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này có 4 điểm được đánh giá là đột phá.
Bỏ khung giá đất
Hiện nay, khung giá đất là giá đất mà Nhà nước quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Đây là cơ sở để các tỉnh căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất ở từng địa phương và áp dụng. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã bỏ quy định khung giá đất. Theo đó, bảng giá đất sẽ được xây dựng căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất. Các địa phương sẽ xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm.
Quyền lợi của người bị thu hồi đất
Nội dung thứ 2 mang tính đột phá là các quy định liên quan tới giải quyết quyền lợi của những người bị thu hồi đất và các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đáng chú ý, trước khi tiến hành thu hồi đất phải được phê duyệt phương án tái định cư. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, nhiều chủ đầu tư đưa ra hứa hẹn về khu tái định cư. Tuy nhiên khi người dân giao đất, nhận nhà tái định cư không đúng như thông tin ban đầu.
Đấu giá, đấu thầu
Điểm đột phá thứ 3 là vấn đề liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp. Việc đấu giá, đấu thầu để lựa chọn nhà đấu tư được quyền khai thác, sử dụng đất được xem là 2 phương thức cạnh tranh, công khai, minh bạch nhất, tránh cảnh xin cho, gây thất thoát, như không ít vụ việc đã từng xảy ra.
Quy hoạch theo hướng tuyến
Điểm đột phá thứ 4 là thay đổi trong việc lập quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất hiện nay thường được lập theo chỉ tiêu, ví dụ 10% đất đô thị, 10% đất rừng, 10% đất giao thông.
Theo Luật Đất đai sửa đổi, quy hoạch sẽ được lập theo không gian, nghĩa là theo hướng tuyến và điểm kết nối giao thông. Ví dụ khi chúng ta xây dựng quy hoạch một tuyến đường cao tốc, phải quy hoạch các đô thị, khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp dọc theo hướng tuyến và điểm kết nối vào cao tốc, từ đó tạo thành các đô thị vệ tinh. Luật cũng sẽ quy định cụ thể thu hồi đất như thế nào, thu hồi đất vùng phụ cận ra sao.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa lấy ý kiến Quốc hội vào tháng 10 tới đây và tiếp tục được bàn thảo trong các kỳ hợp tiếp theo. Nếu như các nội dung đạt được sự đồng thuận, đáp ứng yêu cầu, thì dự kiến, Quốc hội sẽ họp thông qua Luật Đất đai 2023 vào tháng 10 năm sau. Trong khoảng thời gian này, đơn vị soạn thảo vẫn tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp từ người dân, doanh nghiệp, chuyên gia và các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay.
Đặc biệt, thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo bổ sung Điều 106 quy định về ngân hàng đất nông nghiệp để thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ, nhận ký gửi QSDĐ nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
Phùng SơnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.