Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đầu năm 2023
Kết phiên giao dịch ngày 3/2/2023, VN-Index giảm 0,44 điểm xuống 1.077,15 điểm; toàn sàn có 185 mã tăng, 216 mã giảm và 69 mã đứng giá. HNX- Index giảm 0,03 điểm xuống 215,28 điểm; toàn sàn có 79 mã tăng, 82 mã giảm và 56 mã đứng giá.
HNX- Index giảm 0,03 điểm xuống 215,28 điểm; toàn sàn có 79 mã tăng, 82 mã giảm và 56 mã đứng giá.
Về giá trị khối lượng giao dịch toàn thị trường gần 12,000 tỷ đồng, riêng tại HOSE tương ứng hơn 10,500 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 530 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Vốn FDI đăng ký mới trong tháng đầu năm 2023 tăng 48,5%
Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/1, tính từ đầu năm đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước (năm 2021).
Tuy tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên, có một điểm tích cực là Việt Nam đã cấp mới cho 153 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong tháng 1/2022, Việt Nam thu hút được 103 dự án FDI được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 388 triệu (USD), tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Vì vậy, kết quả thu hút các dự án mới trong tháng 1/2023 được đánh giá là tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho Việt Nam trong năm 2023.
Trong số các dự án FDI được cấp mới, những dự án liên quan đến lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác có tỷ lệ vốn đăng ký lớn nhất, đạt 651,9 triệu USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 351,2 triệu USD, chiếm 29,1%; các ngành còn lại đạt 201,9 triệu USD, chiếm 16,8%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2023, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam; trong đó, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 767,6 triệu USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; Trung Quốc xếp thứ 2 với 198,2 triệu USD, chiếm 16,4%.
Tháng 1/2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 1,35 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2023 có 3 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 126,6 triệu USD, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước; đồng thời, có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh thêm 140,4 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 126,7 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1/2023, có 3 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam; trong đó, Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 125,1 triệu USD; chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư, Thái Lan 1,5 triệu USD; chiếm 1,2%; Lào 140.400 USD; chiếm 0,1%.
CPI tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng 12/2022
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0.52% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0.52%; khu vực nông thôn tăng 0.51%).
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá; 2 nhóm hàng giảm giá; riêng nhóm bưu chính, viễn thông có giá ổn định so với tháng trước (12/2022).
Thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, bao gồm dự án cấp mới, điều chỉnh vốn đăng ký và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp là 3,94 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Nhà đầu tư nước ngoài phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ, Singapore dẫn đầu với 167 dự án, vốn đăng ký đạt 235,4 triệu USD, chiếm đến 39,2% vốn đăng ký cấp mới; tiếp theo là Nhật Bản với 86 dự án, vốn đăng ký 97,2 triệu USD, chiếm 16,2%; Hàn Quốc với 122 dự án, vốn đăng ký đạt 60,3 triệu USD, chiếm 10,0%.
Về điều chỉnh vốn đăng ký có 192 lượt dự án với số vốn tăng 1,6 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ; trong đó, Singapore là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong năm 2022 đạt 1180,4 triệu USD, chiếm 73,7% vốn đăng ký điều chỉnh.
Góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp có 2.411 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 1.738,6 triệu USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ. Trong số đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với vốn góp là 826,0 triệu USD, chiếm 47,5% tổng vốn góp; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy có số vốn góp đạt 309,9 triệu USD, chiếm 17,8%; kinh doanh bất động sản 225,2 triệu USD, chiếm 13,0%.
Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao lần lượt chiếm 47,5% và 16,9%. Với số dự án cấp mới trong năm 2022 đã nâng tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn thành phố đến ngày 20/12/2022 là 11.273 dự án với vốn đăng ký là 55,84 tỷ USD. Qua đó, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.
Để có kết quả trên, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2022, thành phố đã tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm kêu gọi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp trọng yếu, dự án trọng điểm; đồng thời, tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, trao đổi, tham vấn ý kiến và đối thoại với nhà đầu tư.
Một ví dụ cụ thể nắm bắt những cơ hội hiện tại, Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá tăng trần: 3,400 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3 - 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64- 65 tỷ USD.