Những điều độc nhất vô nhị ở 'Vương quốc hạnh phúc' Bhutan: Không smartphone, không thuốc lá và không GDP
Bhutan không đo lường chất lượng sống bằng kinh tế mà dùng chỉ số hạnh phúc thay thế GDP.
Dù bị Việt Nam vượt qua trong báo cáo của Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF), thế nhưng Bhutan vẫn là một quốc gia nổi tiếng trong giới du lịch về chỉ số hạnh phúc. Rất nhiều du khách đến nơi đây thừa nhận cuộc sống của người dân dù không khá giả nhưng họ không hề thấy phiền lòng.
Quốc gia không smartphone
Vương quốc Bhutan là quốc gia nhỏ bé nằm kề bên dãy núi Himalaya với khoảng 72% diện tích được bao phủ bởi rừng. Người Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn so với người dân các quốc gia khác bởi thay vì phải chen chúc tại khu đô thị ngột ngạt, họ có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống trong lành. Nơi đây chỉ đón một số lượng khách du lịch quốc tế nhất định vào nước mỗi năm.
Bên cạnh đó, 2/3 dân số Bhutan có 8 tiếng cho giấc ngủ mỗi ngày và đây là tiêu chuẩn cho 1 sức khỏe tốt.
Sẽ có ý nghĩa gì khi bạn đâm đầu đi làm kiếm tiền chỉ để cuối cùng lại dùng số tiền đó chữa bệnh cho chính mình? Bhutan ý thức được sự quan trọng của sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Nhà nước quan tâm đến đời sống tinh thần và sức khỏe người dân. Giáo dục, y tế được hỗ trợ rất tốt. Đấy là lý do người dân sống không phải âu lo phiền muộn.
Ngoài ra, điều khiến các du khách khi đến đây đặc biệt ấn tượng là sự giản dị, dễ tha thứ cũng như cảm thông của người bản địa. Với quan niệm "Chúng ta không thể cho đi thứ mà chúng ta không có", tâm có an, lòng có yên thì mới có thể lan tỏa niềm vui cho những người xung quanh, cũng như biết đồng cảm và cảm thông hơn với họ.
Chính sự hào phóng ấy là biểu hiện của một "tâm hồn hạnh phúc" và giúp người dân Bhutan lan tỏa hạnh phúc cho mọi người dù cuộc sống không hề dễ dàng.
Một yếu tố nữa là người Bhutan khá hài lòng với những gì mình có. Càng có nhiều, người ta càng sợ mất, đó là lý do khiến nhiều người sợ mất tài sản, mất chức, mất danh vọng...
Vậy sợ bị mất có gì là không tốt? Bản thân nỗi sợ đã là điều không tốt rồi. Tâm an làm sao nếu như bạn luôn sống trong lo sợ? Bởi vậy chỉ cần đủ. Nhưng như thế nào mới là đủ, đó lại phụ thuộc vào giá trị quan của mỗi người.
Trong khi các quốc gia chuộng cuộc sống vật chất giàu có thì người dân Bhutan cho rằng điều này dễ dàng làm cho con người trở nên ganh tỵ lẫn nhau. Tại phương Tây, con người cảm thấy thỏa mãn khi được sở hữu những món đồ hợp thời trang, thiết bị hiện đại và đắt đỏ. Trong khi đó ở Bhutan, họ biết cách cân bằng giữa việc sở hữu về tài sản với sự hạnh phúc về tinh thần.
Thậm chí, họ không cảm thấy buồn bực nếu không có trên tay chiếc iPhone đời mới. Đối với người dân tại nơi đây, được sống là điều hạnh phúc nhất.
Bên cạnh đó, những tin tức trên truyền hình ngập tràn các vụ án hình sự, khủng bố, chiến tranh…khiến xã hội chịu ảnh hưởng. Do đó thay vì ám ảnh bởi những bản tin đăng tải ở mạng xã hội hay trên truyền hình, họ hoàn toàn không quan tâm đến những thứ này. Smartphone phổ biến trên thế giới trở thành "của hiếm" tại đây.
Hạnh phúc thay thế GDP
Bhutan được coi là "Vương quốc thuần Phật giáo" đứng đầu thế giới. Đa số người dân nơi đây tin vào luật nhân quả. Họ cho rằng nếu sống tốt đẹp, kiếp sau sẽ nhận được kết quả viên mãn. Điều này thôi thúc họ trở thành người có ích, làm nhiều việc tốt. Ngoài ra, hầu hết người sinh sống ở đây đều theo đạo Phật và ăn chay. Vì vậy, ẩm thực tại vương quốc luôn được chú trọng, thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe.
Ở Bhutan, người dân rất thân thiện với nhau, không kể tầng lớp xuất thân. Điều này cũng giảm sự tham lam trong mỗi người về "địa vị" trong xã hội. Nếu như chúng ta đối xử tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau, liệu chúng ta có cần là người có địa vị để được tôn trọng không?
Sự gần gũi này khiến con người quý mến nhau hơn. Một hoàng tử hoàn toàn có thể cùng chơi bóng với các học sinh bình thường khác mà không có sự phân biệt. Chế độ quân chủ không còn tồn tại ở Bhutan nhưng nhà vua và nữ hoàng của đất nước luôn ngự trị trong lòng người dân.
Bhutan cũng là chính phủ đầu tiên trên thế giới cấm bán và hút thuốc lá từ năm 2004. Người dân Bhutan sống trong một bầu không khí trong lành, chỉ số carbonic trong không khí đạt mức âm. Việc nhập khẩu các loại phân bón hóa học hoàn toàn bị cấm ở đất nước này.
Ở Bhutan, chính phủ phát triển một thước đo mang tính khoa học, có tên gọi "Tổng Hạnh phúc quốc gia" (Gross National Happiness) hay "Chỉ số hạnh phúc quốc gia".
Đây là cách để họ theo dõi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Chính phủ tại vương quốc luôn ý thức được mức độ quan trọng trong việc mang lại những điều tốt đẹp và vui vẻ cho con người. Toàn bộ chi phí cơ bản như y tế, giáo dục... đều được miễn phí ở đất nước này.
Thậm chí Bhutan đã thành lập nên Bộ hạnh phúc bởi họ không đo lường chất lượng sống bằng kinh tế mà dùng chỉ số hạnh phúc để làm nền tảng cho tất cả.
Tất nhiên để có được hạnh phúc thì kinh tế cũng góp phần quan trọng. Bhutan nhanh chóng trở nên giàu có bằng việc cho phép Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. GDP của đất nước tăng trưởng đều đặn trong vài năm qua.
Họ cho rằng khai thác nguồn tài nguyên hợp lý là một điều khiến mọi thứ trở nên hạnh phúc. Cách này giúp người dân nơi đây không phải lao động nhiều nhưng vẫn nhận được thành quả xứng đáng.
Ngoài Toán học và Khoa học, trẻ em ở Bhutan được dạy cách bảo vệ môi trường và kỹ thuật nông nghiệp cơ bản. Người dân nơi đây quan niệm những đứa trẻ cần có kiến thức về môi trường như việc đạt điểm cao.
Bảo tồn tự nhiên trở thành một trong những điều quan trọng của "Chỉ số hạnh phúc" tại nơi đây. Một nửa đất nước của họ là công viên quốc gia, người dân cảm thấy hạnh phúc khi sống trong điều kiện như vậy. Môi trường sống sạch sẽ là điều kiện để người Bhutan phát triển đời sống tinh thần.
Nguồn: Tổng hợp
Huyền BăngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.