Những giải pháp được kiến nghị để gỡ khó cho thị trường tài chính

Đầu tư và Tiếp thị
07:29 AM 26/09/2023

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/9, VN-Index giảm 39,85 điểm (3,34%), xuống còn 1153,20 điểm; HNX-Index giảm 11,64 điểm (4,79%), xuống còn 231,5 điểm. Thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 720 mã giảm và 176 mã tăng.

Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 1,1 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị 23,5 ngàn tỷ; HNX-Index đạt 152 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2,7 ngàn tỷ.

photo-1695647409535

Theo dữ liệu được công bố, tới năm 2022 và nửa đầu năm 2023, tỷ lệ huy động nguồn vốn trung và dài hạn của kênh trái phiếu doanh nghiệp đã nhanh chóng giảm sút từ 60,6% của năm 2021 về mức lần lượt là 31,7% và 17,1%. Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị phai mờ và hệ thống ngân hàng tiếp tục gánh vác hoạt động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế như đã từng nhiều năm về trước.

Điều đáng quan ngại, đây chính là giai đoạn Việt Nam cần nhu cầu vốn trung dài hạn rất lớn cho các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt với cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện trong mục tiêu cam kết trung hòa carbon.

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như tê liệt, hệ thống ngân hàng đang phải giải quyết cùng lúc hai việc: (i) cung ứng vốn cho toàn bộ nền kinh tế với mặt bằng lãi suất thấp; (ii) đảm bảo an toàn hệ thống.

Hai nhiệm vụ này phải thực hiện gần như đồng thời giữa lúc kinh tế toàn cầu suy giảm, ảnh hưởng sâu sắc tới xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bởi vậy, gần như không còn cách nào khác, Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng từ ưu tiên kiểm soát lạm phát sang hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, góp phần giúp nền kinh tế phục hồi.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới giảm lãi suất điều hành vào hồi tháng 3/2023 và đã có bốn lần giảm lãi suất liên tiếp.

Đến tháng 9/2023, giải pháp này đã cho thấy tác dụng khi mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường giảm sâu; không có sự chênh lệch quá lớn giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm như kỳ vọng của thị trường.

Tại nhiều hội nghị được Chính phủ tổ chức, đại diện các doanh nghiệp, các hiệp hội vẫn than thở vì lãi suất cho vay cao, chi phí vốn ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp.

Sử dụng các chính sách vĩ mô

"Muốn giảm tiếp lãi suất, cơ quan quản lý nhà nước cần sử dụng các công cụ mạnh mẽ hơn như dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để cung ứng một lượng vốn với lãi suất thấp và có tính ổn định hơn vào hệ thống ngân hàng thương mại. Các giấy tờ có giá, hồ sơ tín dụng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được các ngân hàng thương mại sử dụng để tiếp cận với một lượng vốn với chi phí thấp hơn đáng kể so với huy động từ thị trường, từ đó làm giảm chi phí huy động vốn bình quân và kéo giảm lãi suất cho vay" các chuyên gia kiến nghị.

Liên quan đến áp lực lạm phát, lạm phát tại Việt Nam và tại các nền kinh tế lớn trên thế giới có nhiều điểm khác nhau. Lạm phát tại các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng với liều lượng lớn từ đại dịch Covid-19 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tới nay, lạm phát tại các nước này đã đi qua giai đoạn đỉnh nhờ ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ với liều lượng mạnh và tần suất lớn từ giữa năm 2022.

Diễn biến lạm phát tại Việt Nam có sự khác biệt do quy mô của các gói hỗ trợ là không quá lớn và chủ yếu là các biện pháp giảm, giãn thuế. Ngoài ra, còn có các biện pháp can thiệp của Nhà nước để ổn định giá của nhiều loại mặt hàng nên lạm phát không cao như nhiều nền kinh tế lớn.

Trước những lo ngại về tỷ giá trong những tháng cuối năm 2023, các chuyên gia cho rằng phần lớn các yếu tố tác động tới tỷ giá đều đang theo hướng có lợi cho đồng tiền Việt Nam.

Theo đó, so sánh tương quan giữa lạm phát tại Việt Nam và nhiều nền kinh tế lớn thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam không hề cao hơn; đồng thời, mặt bằng lãi suất của nền kinh tế Việt Nam cũng vẫn đang ở mức cao hơn. Cả hai yếu tố này là cơ sở cơ bản cho mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2023. Điểm quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước cần phải định hướng được thị trường về mục tiêu và khả năng thực hiện mục tiêu này, được thể hiện thông qua các cam kết và thực tiễn điều hành chính sách.

Ngoài hai yếu tố kể trên, các chuyên gia cho rằng tỷ giá USD/VND còn được hỗ trợ vững chắc của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh thặng dư xuất khẩu hàng hóa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang phục hồi và lượng lớn kiều hối chuyển về hàng năm là các yếu tố tích cực giúp tỷ giá chỉ biến động trong phạm vi không quá lớn.

Năng lực dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài, cách thức chuẩn bị và thực thi các phương án ứng phó với các biến động từ bên ngoài đóng vai trò quyết định đối với khả năng quản lý tỷ giá của ngân hàng trung ương. Đây là điều mà nhà điều hành cần hết sức lưu tâm.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một chu kỳ tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn 2012-2021, đặc biệt tập trung vào thời gian 2018-2021 với tốc độ trung bình hàng năm vào khoảng 45% (theo Bộ Tài chính).

Trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế trước khi suy giảm mạnh từ đầu năm 2023, sau những sự việc vi phạm của một số tổ chức phát hành và thay đổi chính sách nhằm chuẩn hóa lại điều kiện phát hành, cộng với bối cảnh vĩ mô và điều kiện tín dụng không thuận lợi.

Từ cuối năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh, thanh lọc thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng chủ yếu nhắm tới "đầu vào" – tức là các doanh nghiệp phát hành. Điều này là cần thiết, song chưa đủ để thị trường phục hồi ổn định và phát triển bền vững. Các chuyên gia khuyến nghị cùng với hành lang pháp lý chặt chẽ về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cần có các cơ chế nhằm mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức vào thị trường này.

Các giải pháp được đưa ra để gỡ khó cho thị trường

Giai đoạn vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí cũng như các loại thu ngân sách nhà nước; thực hiện cải cách hành chính, triển khai hóa đơn điện tử trong một số lĩnh vực.

Bên cạnh đó, thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công; tăng chi để kích cầu nền kinh tế... Qua đó góp phần giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn; giữ ổn định cho nền kinh tế. Kết quả là kinh tế của Việt Nam chúng ra vẫn được đánh giá là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới.

Kịp thời theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, nhất là sự điều chỉnh chính sách tại các thị trường lớn để tham mưu cho Chính phủ, kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp để có những biện pháp đối phó phù hợp.

Tăng cường đổi mới về công tác xúc tiến thương mại. Đánh giá cao các đoàn công tác của lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngoài các công việc lớn hỗ trợ, mang lại những hiệu quả hết sức thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Công thương đang tăng cường phổ biến, hỗ trợ các doanh nghiệp để khai thác các thế mạnh, các điểm ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), EVFTA…

Thời gian tới, sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt dựa trên những kiến nghị của các doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh kinh doanh.

Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khi tiếp cận hỗ trợ. Bản thân các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, chuẩn mực kế toán không cao, ít tài sản đảm bảo. Mặt khác ngân hàng cũng không thể hạ chuẩn tín dụng. Vì vậy, cần giải pháp đặc thù cho nhóm đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về ngành nghề, do dư địa chính sách đang bị thu hẹp dần, do đó, cần tập trung chính sách cho các ngành lĩnh vực có tính lan tỏa thì mới có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 25/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

Website: https://pgt-holdings.com/‏‏

‏Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured




PV
Ý kiến của bạn