Những loại hình thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng tại Việt Nam

Tài chính - Đầu tư
02:26 PM 22/03/2024

Trong Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng - Consumer Payment Attitudes (CPA) Study do Visa thực hiện, có 3 loại hình thanh toán không dùng tiền mặt được người tiêu dùng ưa chuộng tại Việt Nam.

Thanh toán không tiền mặt đang được người tiêu dùng Việt áp dụng ngày càng nhiều trong đời sống, như thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển khoản, thanh toán qua ứng dụng như Viettel Money, quét mã QR… do mang lại trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và tăng cường cho khách hàng.

Những loại hình thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng tại Việt Nam- Ảnh 1.

Có 3 loại hình thanh toán không dùng tiền mặt được người tiêu dùng ưa chuộng tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo tổng hợp của CPA, có 3 loại hình thanh toán không tiền mặt được người tiêu dùng ưa chuộng là ứng dụng thanh toán, thanh toán theo thời gian thực và mua trước trả sau.

Ứng dụng thanh toán

Việt Nam góp mặt trong top đầu những thị trường Đông Nam Á đón nhận đông đảo lượt người dùng mới sử dụng ứng dụng thanh toán như một phương thức thanh toán yêu thích, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tài chính số.

Báo cáo cũng cho thấy cứ 5 người thì có ít nhất 4 người tiêu dùng Việt sử dụng các ứng dụng thanh toán thường xuyên, trong đó phần lớn là thế hệ người dùng Gen X và nhóm tiêu dùng hạng sang.

Thanh toán theo thời gian thực

Thời gian gần đây, thanh toán theo thời gian thực (Real-time payment, RTP) đang dần có độ phủ sóng đáng kể, một minh chứng nội lực quốc gia trong việc đón nhận các công nghệ tài chính hiện đại. Phương thức thanh toán thời gian thực vừa cho thấy tính hiệu quả vừa nhanh chóng, tiện lợi, cũng từng bước tạo đà cho tiến trình số hóa nền kinh tế diễn ra tích cực hơn.

Tại Việt Nam, RTP đang ngày càng được ưa chuộng, với ít nhất 2 trên 5 người tiêu dùng cho biết đã từng sử dụng giải pháp này. Ứng dụng RTP trong đời sống tiêu dùng cũng dần trở nên đa dạng hơn, trong đó có thể kể đến giao dịch xuyên biên giới, chuyển tiền giữa các cá nhân P2P, thanh toán cho nhà bán hàng - đơn vị bán lẻ và thanh toán hoá đơn.

Mua trước trả sau

Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later, BNPL) đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm, nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.

Mặc dù phương thức thanh toán này mới phát triển mạnh trong vòng vài năm trở lại đây nhưng đã có tốc độ tăng trưởng “bùng nổ”. Hình thức "mua trước trả sau" đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng mà họ không phải chi trả ngay toàn bộ chi phí; thủ tục đơn giản, chỉ cần đăng ký tài khoản qua ứng dụng, cung cấp thông tin cá nhân và khoản vay mà không cần chứng minh thu nhập; đa dạng các hình thức thanh toán và áp dụng được với nhiều sản phẩm dịch vụ.

Trước đó, báo cáo của Reasearch & Markets cũng nhận định, thị trường "mua trước trả sau" tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng 45%/năm trong giai đoạn 2022 - 2028, đạt quy mô 4,7 tỷ USD khi ngày càng nhiều người dân chọn hình thức này để mua sắm hàng hóa. Trong khi đó, theo Forbes, thị trường "mua trước trả sau" có thể đạt tới 680 tỷ USD trong giá trị giao dịch vào năm 2025.

Bên cạnh các hình thức phổ biến trên, mua sắm tại cửa hàng cũng đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể khi nhiều đơn vị bán lẻ giờ đây tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người dùng, từ đó hướng tới thúc đẩy doanh thu.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.