Những nốt “Thăng và Trầm” của TTCK trong năm 2022
Hàng ngàn tỷ đô bị thổi bay khỏi thị trường cổ phiếu thế giới, thị trường trái phiếu lao đao, thị trường tiền tệ, hàng hóa hỗn loạn và một vài đế chế tiền mã hóa sụp đổ. Năm 2022 có lẽ là một năm khắc nghiệt chưa từng thấy với nhà đầu tư trên toàn cầu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/12/2022, VN-Index tăng 11,09 điểm (1,1%) lên 1015,66 điểm, HNX-Index tăng 2,9 điểm (1,43%) đạt 206,04 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (0,12%) về 70,44 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 10,671 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng giá trị 337 tỷ đồng trên toàn thị trường. Toàn sàn có 48 mã tăng trần, 450 mã tăng giá, 863 mã đứng giá, 235 mã giảm giá và 17 mã giảm sàn.
Nhìn lại nền kinh tế thế giới năm 2022
Thị trường cổ phiếu toàn cầu "bốc hơi" 14 ngàn tỷ USD và hướng tới năm thứ 2 khó khăn trong lịch sử. Đà lao dốc diễn ra trong bối cảnh thế giới đã có gần 300 đợt nâng lãi suất.
Năm 2022 đầy những cú sốc làm đảo lộn mọi thứ: Cuộc chiến ở Ukraine, câu chuyện lạm phát tăng vọt khi thế giới bước ra khỏi thế giới dịch bệnh (trừ Trung Quốc) và làn sóng nâng lãi suất trên toàn cầu.
Trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức – hai thước đo tham chiếu cho thị trường trái phiếu toàn cầu và là tài sản thường được tìm đến vào những lúc bất ổn – mất 16% và 24% khi xét bằng USD.
Số lượng thương vụ IPO và thương vụ bán trái phiếu cũng giảm mạnh ở gần như mọi quốc gia (ngoại trừ khu vực Trung Đông), trong khi hàng hóa là nhóm tài sản có thành tích tốt nhất trong 2 năm liên tiếp.
Giá khí thiên nhiên tăng hơn 50%, là tài sản có thành tích tốt nhất trong năm 2022, một phần nhờ sự gián đoạn nguồn cung vì cuộc chiến Nga-Ukraine. Có lúc giá khí thiên nhiên tăng hơn 140%. Nỗi lo suy thoái ngày càng dâng cao, cùng với kế hoạch ngừng mua dầu Nga của phương Tây đã khiến giá dầu Brent trả lại 80% mức tăng trong quý 1/2022.
Ở thị trường mới nổi, lạm phát cao và sự bất thường về chính sách tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ khiến đồng Lira sụt 28%. Tuy vậy, thị trường chứng khoán nước này lại có hiệu suất cao nhất thế giới. Đà tăng của lãi suất cũng "thổi bay" 3,6 ngàn tỷ USD khỏi vốn hóa của các ông lớn công nghệ. Cổ phiếu Facebook và Tesla đều lao dốc hơn 60%, trong khi Alphabet và Amazon sụt tương ứng 40% và 50%.
Chứng khoán Trung Quốc vừa hồi phục mạnh nhờ những dấu hiệu nới lỏng biện pháp kiểm soát Zero COVID. Tuy vậy, chứng khoán nước này vẫn còn giảm 25% trong năm 2022.
Năm thảm khốc của thị trường tiền mã hóa, thị trường tiền mã hóa còn biến động mạnh hơn. Bitcoin khép lại một năm đáng buồn với giá sụt 60%. Trong khi đó, thị trường tiền mã hóa "bốc hơi" 1,4 ngàn tỷ USD, do cú sụp của đế chế FTX của Sam Bankman-Fried, Celsius và cả Luna.
Đặc biệt, 2022 - Năm của những cú sốc từ lãi suất. Lãi suất là câu chuyện nóng nhất trên thị trường tài chính năm 2022. Chắc chắn là nhà đầu tư luôn mong ước cơn ác mộng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên cuộc tranh luận về lạm phát và lãi suất vẫn chưa ngã ngũ, trong khi nhà đầu tư kỳ vọng khá lớn vào tăng trưởng của nền kinh tế cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.
Tại thị trường Việt Nam năm 2022 với đầy 'Thăng trầm" nhiều kỷ lục của TTCK
VN-Index nằm trong top 4 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Sau giai đoạn 2020-2021 thăng hoa, chỉ số VN-Index đã liên tục lao dốc không phanh trong năm 2022. Tại thời điểm ngày 28/12/2022, VN-Index dừng ở mốc hơn 1015,66 điểm, giảm gần 32% so với số đầu năm và lọt top 4 các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất trên thế giới. So với mức đỉnh 1.536,45 điểm thiết lập phiên 10/1/2022, VN-Index đã giảm hơn 33,6%.
Đà giảm của VN-Index được lý giải bởi nhiều nguyên nhân như căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine kéo dài đã dẫn đến giá dầu thô tăng vọt, qua đó chuỗi sản xuất – cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Ngoài ra, tình trạng lạm phát cao sau hơn 1 năm nới lỏng tiền tệ, đã đẩy các ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tăng lãi suất, ngừng bơm tiền vào nền kinh tế.
Trong nước, thị trường liên tục gặp những cú sốc như các vụ khởi tố lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh Group, Vạn Thịnh Phát Group…, qua đó ảnh hưởng tâm lý các nhà đầu tư cá nhân – bộ phận chiếm đến 90% cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường như lãi suất tăng; thắt chặt tín dụng đối với các phân khúc cho vay rủi ro cao, bao gồm đầu tư bất động sản, chứng khoán…
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 "đóng băng" và dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có giai đoạn 2018-2021 "thăng hoa" với Nghị định 163. Giai đoạn 2011-2018 ghi nhận tổng khối lượng phát hành TPDN đạt khoảng 643,524 tỷ đồng, thì riêng 2021 lượng phát hành đã lên tới 658,000 tỷ đồng, trong đó gần 628,000 tỷ đồng là phát hành riêng lẻ. Quy mô TPDN bất động sản đạt 232,337 tỷ đồng với kỳ hạn trung bình 3,37 năm.
Sự phát triển quá nóng của TPDN đưa tới nhiều rủi ro, nguy cơ, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những giải pháp mạnh mẽ để lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mà nổi bật nhất là khởi tố vụ án Tân Hoàng Minh Group, Vạn Thịnh Phát Group.
Tâm lý nhà đầu tư cá nhân bị ảnh hưởng nặng, dẫn tới làn sóng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu. Mặt khác, Nghị định 65 sửa đổi Nghị định 153 được ban hành (hiệu lực từ ngày 16/9/2022) càng thắt chặt thêm các điều kiện phát hành TPDN.
Trước diễn biến thực tế kể trên, Bộ Tài chính cùng UBCKNN vào ngày 23/11 đã tổ chức cuộc họp lắng nghe các đại diện tổ chức phát hành, công ty chứng khoán. Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định sẽ rà soát khung pháp lý, kể cả Nghị định 65 vừa được phát hành, và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp.
Hơn nửa tháng sau cuộc họp kể trên, Bộ Tài chính đã dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Dự thảo đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng, được kỳ vọng sẽ mở đường tháo gỡ phần nào nút thắt trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bế tắc suốt nhiều tháng qua, cùng với đó là giải được phần nào bài toán cho khoảng 308,622 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2023.
Thanh khoản kỷ lục của thị trường chứng khoán phái sinh
Thị trường phái sinh tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, đặc biệt sôi động khi thị trường cổ phiếu rơi vào xu hướng điều chỉnh sâu. Cụ thể, khối lượng giao dịch trung bình HĐTL VN30 tăng từ 10,954 hợp đồng/phiên năm 2017 lên gần 250,000 hợp đồng/phiên trong 11 tháng đầu năm 2022. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của Hợp đồng tương lai VN30 từ 8,077 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2017 đã tăng lên 49,170 hợp đồng vào cuối tháng 10/2022.
Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 25/10/2022 ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 647,45 hợp đồng, mức lớn nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường CKPS. Trong khi đó, OI cao nhất đạt 65,760 hợp đồng vào ngày 17/8/2022.
Bên cạnh vai trò tích cực khi thị trường phái sinh giữ chân dòng vốn đầu tư, các giao dịch phái sinh cũng được cho là tác động tiêu cực ngược trở lại thị trường cơ sở.
UBCKNN vào ngày 30/11 đã có công văn chấp thuận việc điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu của hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 từ mức 13% lên 17%. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết sẽ tiến hành điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu kể từ ngày 15/12/2022.
Rút ngắn chu kỳ thanh toán về T+2
Từ ngày 29/8/2022, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) chính thức rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán về ngày T+2.
Việc rút ngắn được chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2 được đánh giá là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính và sự nỗ lực của VSD, các sở giao dịch chứng khoán và các thành viên trên thị TTCK. Trong thời gian qua, ngoài việc chỉnh sửa các quy định pháp lý liên quan, các tổ chức liên quan và thành viên thị trường đã kiểm thử kỹ lưỡng.
Đây được coi là bước đột phá trong chu kỳ thanh toán của TTCK Việt Nam và cũng là một trong những mục tiêu cho việc nâng hạng thị trường. Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc tăng thanh khoản, cũng như tăng mức độ hấp dẫn cho TTCK Việt Nam.
Kỳ vọng tháo gỡ điểm nghẽn trong năm 2023
Bất động sản là một trong những lĩnh vực có nhiều vấn đề tồn đọng, tích tụ lâu dài, cần phải tập trung xử lý, tháo gỡ. Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đẩy mạnh chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đơn cử như việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng ký công điện về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, với các chỉ đạo cụ thể tới các bộ ngành liên quan, các địa phương. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội.
Tín hiệu tích cực đáng chú ý khác đó là việc giãn thời gian đáo hạn trái phiếu cũng như cho phép chuyển đổi trái phiếu sang tài sản. Đây là điểm nghẽn rất lớn đối với doanh nghiệp bất động sản. Một thông tin khác từ phía Hiệp hội ngân hàng cho biết, có 19 ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm, ở tất cả các kỳ hạn.
Với góc độ của doanh nghiệp Việt Nam
PGT Holdings (HNX: PGT), với góc độ là doanh nghiệp Việt Nam sẽ phản ánh phần nào mà những tác động mạnh mẽ của thị trường. Với phương châm: Minh bạch, công khai thông tin và dám nhìn nhận những khó khăn phía trước. Giá cổ phiếu của PGT trên sàn HNX chính là điểm đáng chú ý mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Không lảng tránh những khó khăn, bận tâm của các cổ đông đang nắm giữ mã PGT, Tổng Giám đốc PGT Holdings ông Kakazu Shogo giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc giá cổ phiếu PGT tăng mạnh nhưng hiện tại đã hạ thấp.
"Năm 2021, tuy chịu tác động lớn của dịch COVID-19 nhưng Công ty vẫn có thể khắc phục được các khoản lỗ, xóa bỏ các yếu tố hạn chế của Công ty con và thu được lợi nhuận, qua đó giá cổ phiếu PGT tăng cao, đạt mức cao nhất kể từ khi PGT niêm yết trên sàn chứng khoán.
Đến nay, tôi rất lấy làm tiếc khi giá cổ phiếu không còn như năm trước do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thị trường chung. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá sẽ tốt hơn, hồi sinh sau đợt giảm mạnh, do đó PGT vẫn có kế hoạch tăng giá trị thực chất của cổ phiếu PGT thông qua tăng hiệu quả hoạt động của các công ty con, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu".
Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn."
Bên cạnh đó, năm 2022 PGT Holdings cũng tạo dấu ấn lớn khi cùng các đối tác chiến lược tạo những giá trị lớn cho các doanh nghiệp và người lao động. CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam, PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" và PGT Holdings hợp tác cùng SoftBank Group Corp._(Tập đoàn SoftBank), về dịch vụ "Musubu Connect".
"Musubu Connect" cung cấp hỗ trợ kho ứng dụng cho người lao động nước ngoài đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản đối với các công ty sử dụng người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng.. Dịch vụ như công cụ học tiếng Nhật/cẩm nang sinh hoạt, hỗ trơ khám bệnh, tin tức thiên tai và chuyển tiền quốc tế, đồng thời giúp cho những người lao động nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và thu thập thông tin bằng tiếng Nhật thuận tiện hơn. Ứng dụng này còn là công cụ hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Indonesia, tiếng Anh, v.v. Ngoài ra, "Musubu Connect" được cung cấp cả bộ bằng cách cài đặt sẵn có trên điện thoại thông minh.
Với lần hợp tác này, thông qua "Musubu Connect", Công ty CP SoftBank & Công ty CP PGT JAPAN (Công ty con của PGT Holdings) mong muốn đóng góp vào sự tự lập của người lao động nước ngoài, một môi trường sống và làm việc an toàn và đảm bảo, giảm gánh nặng cho các công ty tiếp nhận và giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở Nhật Bản.
Đặc biệt dấu ấn nổi bật đó là PGT Holdings cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.
PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Và dự án mới: CTCP PGT Holdings hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.
Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,600 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.