Những yếu tố vĩ mô nào có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong quý I / 2022?
Không chỉ xác định tâm lý, khẩu vị và phương pháp đầu tư, nhà đầu tư cần quan tâm đến các vấn đề kinh tế về mặt tổng quan, lĩnh vực ngành và các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.
Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2022: Nắm bắt cơ hội
Sự bứt phá của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 4 (tháng 10/2021) dựa trên nền tảng chính sách tiền tệ nới lỏng, duy trì lợi thế cho kênh đầu tư chứng khoán và chính sách tài khóa có khả năng mở rộng tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi. Đó là hai yếu tố then chốt giữ nhịp sôi động trên thị trường.
Mặt khác, đến nay mới có 267 doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh, có doanh nghiệp thua lỗ, có doanh nghiệp giảm lợi nhuận, có doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tuy nhiên nhìn một cách tổng quá chung lại lợi nhuận sau thuế toàn thị trường vẫn tăng 25% trong quý III/2021 so với cùng kỳ bất chấp những tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19.
Tăng trưởng lợi nhuận có sự phân hóa khi ghi nhận chậm lại rõ rệt ở các ngành liên quan đến cầu tiêu dùng nội địa như bán lẻ, bia, ô tô, xe máy, dầu khí, ngân hàng, trong khi một số ngành được hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng có mức tăng trưởng mạnh như sắt thép, đường, phân bón, hóa chất. Kết quả kinh doanh quý III/2021 đã phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu và điểm số thị trường chung trong tháng 10, tháng đầu tiên của quý 4.
Trong ngắn hạn, động lực đi lên của thị trường trong giai đoạn cuối năm có thể sẽ chậm lại nếu không có nhân tố mới hỗ trợ. Thông tin trọng yếu là kế hoạch kinh tế - tài khóa năm 2022 và kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2023. Bên cạnh đó GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.
Triển vọng thị trường năm 2022
Tốc độ tiêm vắc xin tăng nhanh và gia tăng mức độ thích ứng được với chiến lược sống chung với Covid-19 sẽ giúp nền kinh tế sẽ phục hồi trên diện rộng trong năm 2022.
Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng tăng trưởng EPS (lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu ) cao là động lực chính thúc đẩy sự tăng giá của thị trường chứng khoán. Với triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan, EPS tăng trưởng kép giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 29%/năm (thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường là 30%/năm) và mức P/E [là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) ] hợp lý khoảng 16 lần, VN-Index năm 2022 khoảng 1.700 điểm trong kịch bản cơ sở, tăng 15% so với mức đóng cửa cuối tháng 11/2021.
Môi trường kinh tế vĩ mô chung được kỳ vọng sẽ tốt hơn từ những chuyển dịch sau đại dịch thông qua các cải cách cơ cấu trên phạm vi rộng, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ.
Các động lực thúc đẩy thị trường sẽ đến từ sự lạc quan của nhà đầu tư về khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, các gói hỗ trợ tài khóa, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có thể tiếp tục chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán, và thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục dồi dào.
Quy trở lại câu chuyện kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn HNX với báo cáo quý 3 bứt phá đạt lợi nhuận trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 gây ảnh hưởng nghiệp trọng tới nền kinh tế. PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), là một trong những doanh nghiệp bứt phá trong kinh doanh quý 3, ghi tên mình trong danh mục cổ phiếu tiềm năng của các nhà đầu tư lâu năm (F0) trên thị trường chứng khoán.
Kết quả kinh doanh của PGT Holdings
Tại báo cáo tài chính quý 3/2021, doanh thu thuần quý 3 của PGT đạt 229 triệu đồng. Điểm nhấn trong bức tranh kinh doanh của đơn vị đến từ doanh thu hoạt động tài chính, đạt gần 1.3 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của PGT giảm mạnh 75%, xuống còn hơn 1 tỷ đồng và không còn ghi nhận khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết quả, PGT báo lãi ròng hơn 72 triệu đồng, cùng kỳ thua lỗ gần 923 triệu đồng.
Kết thúc ngày 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.
Đặc biệt, văn bản thông báo ngày 15/10/2021 về thông báo chứng khoán của PGT Holdings (HNX: PGT) thoát ra khỏi diện kiểm soát cũng chính là minh chứng rõ nhất cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin minh bạch chính xác cũng chính là thông điệp mà PGT Holdings gửi tới các nhà đầu tư.
Thêm vào đó, song song với hoạt động kinh doanh, PGT Holdings cũng vô cùng trên trọng đến những giá trị cộng đồng trong thời gian qua. Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp."
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, PGT Holdings mua lại Saigon Tourist Transport, là công ty con trước đây của Saigon Tourist, doanh nghiệp lữ hành và du lịch. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước
Bên cạnh đó, năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Với tầm nhìn dài hạn cùng những, hướng chiến lược đúng thời điểm PGT Holdings tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư không nên bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào cổ phiếu PGT.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.