Nikkei Asia: Cần Thơ sẽ trở thành đô thị lõi của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2030?
Chính phủ sẽ thực hiện các cơ chế, chính sách đặc biệt để Cần Thơ là cửa ngõ của khu vực hạ lưu sông Me Kông, kết nối Việt Nam với Campuchia và Lào.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua kế hoạch phát triển thành phố Cần Thơ ngày 11/1. Nghị quyết sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3 và được thực hiện trong 5 năm.
Thành phố Cần Thơ được trao một vị thế đặc biệt để thu hút đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tập trung phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với nghị quyết này, Cần Thơ được trao quyền tự chủ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và giữ lại nhiều ngân sách hơn cho sự phát triển của chính mình.
Cần Thơ, với dân số 1,2 triệu người, sẽ trở thành "đô thị lõi của vùng đồng bằng sông Cửu Long" vào năm 2030. Theo kế hoạch chi tiết từ năm 2022 đến năm 2030, Việt Nam dự định thu hút các khoản đầu tư với tổng trị giá hàng chục tỷ USD. Trước đó, dù có tiềm năng tăng trưởng, thành phố vẫn đứng sau Hải Phòng và Đà Nẵng về mức độ phát triển do Việt Nam ưu tiên đầu tư vào các thành phố phía Bắc.
Theo Nghị quyết, Chính phủ sẽ thực hiện các cơ chế, chính sách đặc biệt để Cần Thơ là cửa ngõ của khu vực hạ lưu sông Mê Kông, kết nối Việt Nam với Campuchia và Lào. Tận dụng lợi thế vùng canh tác lớn nhất cả nước ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ sẽ tập trung phát triển với sự tham gia của các doanh nghiệp nông nghiệp và môi trường.
Các chuyên gia cho rằng, Cần Thơ được tập trung phát triển bởi tầm quan trọng địa chính trị, thành phố này nằm gần thành phố biển Sihanoukville của Campuchia.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua kế hoạch phát triển thành phố Cần Thơ ngày 11/1.
Ông Đặng Tâm Chánh, một nhà phân tích chính trị tại TP Hồ Chí Minh, nhận định: "Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam củng cố và nâng cấp Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long nhằm cân bằng kết nối với các nước láng giềng khác. Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến khu vực sông Mê Kông, cũng như tăng cường sự hợp tác sâu rộng với Hoa Kỳ. Việc phát triển này mở đường cho các đối tác tăng cường đầu tư và tăng cường sự hiện diện ở khu vực".
Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong việc phát triển đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm qua. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đề cập đến việc hỗ trợ các dự án nhằm phát triển bền vững hơn trong khu vực.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tổ chức một cuộc họp báo sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà tới Việt Nam
Với hệ thống giao thông tốt hơn, sân bay, cảng biển và một tuyến đường sắt mới, Cần Thơ khẳng định tầm quan trọng của mình như một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Thành phố có khả năng ứng phó với các thách thức về chính trị, địa an ninh, các vấn đề biến đổi khí hậu ở sông Mê Kông và hơn thế nữa.
Sau khi chương trình Hợp tác Mekong-Australia được thành lập vào năm 2020, một cố vấn đặc biệt cho khu vực Mê Kông của Việt Nam đã được bổ nhiệm nhằm tăng cường đầu tư và hợp tác của Australia đối với vùng đồng bằng này.
Các dự án hợp tác tiếp theo sẽ được thực hiện trong thời gian tới, như tuyến đường sắt nối Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc Nam, các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc phát triển Cần Thơ thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc khắc phục tác động tiêu cực của làn sóng Covid-19, điều này cũng sẽ làm tăng tốc độ đô thị hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo: Nikkei Asian
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.