Ninh Bình: Về thăm mô hình chăn nuôi an toàn của gia đình anh Trần Văn Thuyên
Chuyển đổi diện tích sản xuất gắn hiệu quả sang chăn nuôi đang là lựa chọn hiệu quả của người dân xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Trần Văn Thuyên ở thôn 5 xã Gia Lâm là một trong những hộ của xã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2016, gia đình anh Trần Văn Thuyên nhận thấy, mảnh đất nơi anh đang sống có tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại nên anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và người thân để phát triển kinh tế.
Anh quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn. Lứa đầu tiên anh nuôi 45 con lợn về nuôi trên chuồng nuôi theo mô hình khép kín an toàn. Nhờ cố gắng trong sản xuất, đến nay trang trại của anh Thuyên đã được mở rộng lên 4.000m2 đất chuồng nuôi lợn với 4 con lợn nái và 400 con lợn thịt an toàn, mỗi năm xuất chuồng 800 con. Ngoài ra, để tận dụng nguồn rau trồng tại vườn, gia đình anh còn đầu tư nuôi thêm vịt.
Anh Trần Văn Thuyên và trang trại lợn an toàn của gia đình.
Nhiều năm qua, nhờ áp dụng quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật, đảm bảo lợn sạch, sản phẩm từ trang trạng gia đình anh Thuyên được thị trường ưa chuộng, giúp đầu ra ổn định. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình anh Thuyên thu lãi từ 80-100 triệu đồng/năm.
Nhờ tính cần cù chịu khó với tinh thần "dám nghĩ, dám làm", anh Thuyên đã có thu nhập ổn định, cuộc sống ngày càng khá giả. Mô hình chuyển đổi đất kém hiệu quả sang chăn nuôi của gia đình anh Thuyên đã mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Học tập mô hình của anh, nhiều hộ dân xung quanh cũng mạnh dạn cải tạo vườn tược, chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả thành trang trại, trồng cây có giá trị kinh tế cao như ổi, bưởi Diễn, bưởi da xanh, mít Thái, vú sữa…
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.