Nỗi lo COVID khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng chung 5 nước Đông Nam Á
Với nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, IMF hạ dự báo tăng trưởng chung xuống 4,3% giảm 0,6 điểm so với mức dự báo trước.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Việc hạ dự báo được IMF lý giải là vì sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm COVID-19 từ các biến thể mới và thách thức từ việc tiêm chủng chậm có thể làm ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực.
Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo khu vực châu Á mới nổi sẽ tăng trưởng ở mức 7,5% trong năm nay, giảm 1,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4. Mức tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ bị hạ xuống 9,5%, và của Trung Quốc bị hạ 0,3 điểm phần trăm xuống 8,1%.
Với nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, IMF hạ dự báo tăng trưởng chung xuống còn 4,3%, trước đó trong báo cáo hồi tháng 4, mức dự báo là 4,9%.
Cụ thể trong khu vực Đông Nam Á, dự báo tăng trưởng cho Indonesia hạ 0,4 điểm % xuống còn 3,9%; Malaysia hạ 1,8 điểm % xuống còn 4,7%; Philippines hạ 1,5 điểm % xuống còn 5,4% và Thái Lan hạ 0,5 điểm % xuống còn 2,1%. Riêng Việt Nam, IMF không đề cập trong báo cáo mới nhất. Trước đó, tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 6,5%, năm 2022 đạt 7,2%.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ được cho là sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức 7% trong năm nay, nhờ gói chi tiêu lớn của chính phủ và chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được triển khai rộng rãi. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Canada và Anh lên các mức tương ứng là 6,3% và 7%, và của Khu vực sử dụng đồng euro được tăng nhẹ lên 4,6%.
Việc hạ dự báo cho khu vực này, cùng với sự điều chỉnh tăng trong dự báo của IMF dành cho các quốc gia tiên tiến, làm nổi bật sự phân hóa giữa khu vực về tốc độ phục hồi sau các cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra.
Huyền My (T/h)Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.