Nomophobia: Bệnh 'sợ thiếu điện thoại' đang khiến 91% dân số thế giới lây nhiễm

Quốc tế
01:33 PM 08/03/2022

Với hơn 91% dân số toàn cầu dùng smartphone, căn bệnh "sợ thiếu’ điện thoại đang lây lan rộng từ người lớn đến trẻ em ngày nay.

Vào năm 2010, thuật ngữ "Nomophobia" (Hội chứng sợ thiếu điện thoại) xuất hiện ở Anh sau một cuộc khảo sát cho thấy 53% số người cảm thấy lo lắng khi mất điện thoại và 58% bất an khi tắt di động.

Đến năm 2020, nghiên cứu đang trên tạo chí Journal cho thấy khoảng 90% số sinh viên và bạn trẻ thời nay mắc hội chứng này. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là giấc ngủ của họ bị gián đoạn, hay buồn ngủ vào ban ngày và có sự biến đổi thói quen sinh hoạt gây hại cho sức khỏe.

‘Sờ’ điện thoại nhiều hơn cả người yêu

"Nomophobia" có nghĩa là "No Mobile Phone" (Không có điện thoại) kết hợp với "Phobia" (Nối sợ). Đây là thuật ngữ thường được dùng trong tâm lý học ám chỉ những người mắc chứng nghiện điện thoại vốn đang lan nhanh hiện nay.

Nomophobia: Bệnh sợ thiếu điện thoại đang khiến 91% dân số thế giới lây nhiễm - Ảnh 1.

Trên thực tế, Nomophobia đã trở thành bệnh chung của thời đại công nghệ khi có đến 7,26 tỷ người trên thế giới dùng điện thoại thông minh, chiếm 91,54% tổng dân số toàn cầu.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người chúi đầu vào điện thoại ở bất kỳ đâu. Họ có thể đang lướt mạng xã hội, đọc thông tin, làm việc hay liên lạc với bạn bè. Bất kể là vì lý do gì, những chiếc smartphone giờ đây đã trở thành vật bất ly thân của con người và vô hình chung thay đổi lối sống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Giáo sư tâm lý học Jennifer Peka của trường đại học Hendrix cho biết những chiếc điện thoại khiến con người ngủ muộn hơn so với trước đây do phải lướt mạng hay kiểm tra tin nhắn. Họ cũng bị đánh thức lúc nửa đêm chỉ vì những dòng thông báo bất chợt.

Ngoài việc khiến xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các nghiên cứu vào năm 2005 còn cho thấy hội chứng Nomophobia còn khiến mọi người mất đi sự tự tin hay lối sống hướng ngoại do quá chú tâm vào đời sống ảo.

Tiến sĩ John Laprose của Đại học North America cho biết việc smartphone ra đời khiến mọi người có được những vỏ bọc hoàn hảo, đủ khả năng ngụy tạo sự tự tin giao tiếp trên mạng xã hội nhưng lại biến tướng làm xói mòn lòng tự trọng ngoài đời.

Bởi vậy nếu mắc hội chứng Nomophobia lâu dài có thể gây mất khả năng giao tiếp xã hội, biến chứng sang bệnh tự kỷ, gây hại mắt, đau lưng và cột sống...

"Chúng ta chạm vào smartphone hơn 2.500 lần/ngày, còn nhiều hơn 100 lần so với số thời điểm đụng chạm với những người thương yêu", tiến sĩ Laprose cười nói.

Nomophobia: Bệnh sợ thiếu điện thoại đang khiến 91% dân số thế giới lây nhiễm - Ảnh 2.

Dấu hiệu và cách chữa

Thông thường, những hành động như thường xuyên lướt điện thoại trước khi ngủ, bật thông báo suốt đêm hay luôn giữ điện thoại trong tay có thể bị nghi ngờ thành hội chứng Nomophobia. Tất nhiên, còn một số triệu chứng khác chứng minh bạn đang mắc căn bệnh thời công nghệ này:

-Cảm thấy lo lắng vì điện thoại sắp hết pin: Sự lo lắng này đến từ việc sợ không cập nhật được mạng xã hội, mất liên lạc với bạn bè hay bỏ lỡ tin nhắn công việc.

-Không thể ra đường nếu thiếu điện thoại: Nếu đi đổ rác hay mua đồ ngay gần nhà mà cũng phải mang smartphone vì cảm thấy bất an nếu rời xa chúng thì có thể bạn đang mắc bệnh nặng.

-Giảm năng suất làm việc: Nếu việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng đến sự tập trung và năng suất làm việc thì bạn đã mắc hội chứng này. Những dòng tin nhắn mạng xã hội hay sức hút từ điện thoại ngoài công việc có thể khiến nhiều người bị nghiện mà không hay biết.

-Bỏ qua sự an toàn: Nhiều người nghiện điện thoại đến mức vừa lái xe vừa sử dụng, hay thậm chí lơ đễnh trong những công việc cần sự tập trung để rồi dẫn đến các tai nạn đáng tiếc. Khi bạn đặt chiếc điện thoại lên trên an toàn và sức khỏe của bản thân thì rõ ràng là đã mắc Nomophobia.

Để điều trị bệnh Nomophobia này không hề dễ khi điện thoại đã trở thành vật bất ly thân với cả người lớn lẫn trẻ em. Mọi người không thể rời chúng quá xa vì nhu cầu làm việc hay liên lạc, đồng thời cũng chẳng thể tắt thông báo suốt cả ngày.

Bởi vậy, cách cai nghiện tốt nhất ban đầu là nên xác định khoảng thời gian không đụng vào điện thoại trong ngày, thông thường là khi đi ngủ bằng cách để chế độ không làm phiền. Những người cần smartphone làm việc thì có thể quy hoạch khoảng thời gian kiểm tra điện thoại trong ngày, từ 15 phút lên 30 phút tùy từng trường hợp để quen dần với việc sống không cần chiếc di động.

*Nguồn: Medical News Today

Băng Băng
Ý kiến của bạn