Nữ giới chiếm 19,7% số ghế hội đồng quản trị của các công ty trên toàn cầu
Sự hiện diện của các 'bóng hồng' trong hội đồng quản trị các công ty trên toàn thế giới đã tăng lên vào những năm gần đây. Hiện nữ giới nắm giữ tới 19,7% số ghế trong hội đồng quản trị của các công ty toàn cầu, tăng thêm 2,8% kể từ năm 2019.
- Nghiên cứu: Đàn ông nghèo thường thích phụ nữ có ‘tâm hồn’ to đẹp và ngược lại
- Hệ quả bất bình đẳng thu nhập trong đại dịch: 1% người giàu nhất thế giới thải ra lượng CO2 nhiều hơn gấp đôi so với 50% người nghèo nhất thế giới
- Lo ngại xét tuyển kết hợp IELTS tạo ra bất bình đẳng, đại diện các trường đại học nói gì?
Thep báo cáo của công ty tư vấn toàn cầu Deloitte cùng Câu lạc bộ 30%, các quốc gia bao gồm Áo, Canada, Ireland, Italy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mỹ và Anh ghi nhận tỷ lệ nữ giới hiện diện trong các hội đồng quản trị của các công ty đang tăng lên. Được thành lập tại Anh vào năm 2010, Câu lạc bộ 30% đặt mục tiêu ít nhất 30% phụ nữ có mặt trong hội đồng quản trị và lãnh đạo điều hành các công ty niêm yết trên toàn cầu.
Báo cáo cho biết: “Nếu tốc độ tăng này tiếp tục được duy trì, chúng tôi dự báo tỷ lệ sẽ đạt mức lớn vào khoảng năm 2045”. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Rana Salhab tại Deloitte Middle East (DME) nhận định, về tổng thể, tỷ lệ phủ rộng vẫn “chậm và không đồng đều”.
Bà Salhab chia sẻ: “Đại dịch đã đặt ra thách thức hơn nữa cho những bước tiến trong việc đạt được sự bình đẳng". Bà cho rằng việc gia tăng sự hiện diện của phụ nữ trong các hội đồng quản trị "chỉ là bước đầu trên hành trình dài hơn".
Báo cáo cũng nhắc đến sự mất cân đối trong các vị trí lãnh đạo. Chỉ 6,7% các hội đồng quản trị có nữ chủ tịch, tăng 1,4% so với năm 2018, trong khi chỉ có 5% giám đốc điều hành là phụ nữ, tăng 0,6% so với cùng thời kỳ. Ấn bản mới nhất của báo cáo cập nhật từ 72 quốc gia về sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị cho thấy gần như tất cả các quốc gia đều có tổ chức hoặc chính phủ cam kết gia tăng số lượng phụ nữ trong hội đồng quản trị công ty.
Bà Lamisse Muhtaseb, Giám đốc Deloitte Middle East, nhận định khu vực Trung Đông đặc biệt là UAE và Arab Saudi đã đạt được “những bước tiến đáng kể hướng tới bình đẳng giới”. Bà Muhtaseb nói: “Nhiều công ty và chính phủ đang đầu tư vào các chương trình và sáng kiến nhằm cân bằng giới, thúc đẩy phụ nữ nắm quyền trong hội đồng quản trị và tạo ra một môi trường thuận lợi để tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong bối cảnh doanh nghiệp Trung Đông”.
Vào năm 2018, Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp quốc cho thấy UAE có mức độ bình đẳng giới cao nhất trong các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), với lực lượng lao động nữ ngày càng tăng và nhiều phụ nữ tiếp tục học lên cao hơn nam giới. Phụ nữ chỉ chiếm hơn 2% lực lượng lao động của UAE vào năm 1975 nhưng con số này đã đạt tới 28% vào năm 2018, theo công ty kiểm toán PwC.
Vào tháng 8/2020, Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Aurora 50 rằng, các nhà lãnh đạo toàn cầu nên tập trung vào bình đẳng giới khi họ muốn tìm giải pháp hiệu quả để đạt được tăng trưởng kinh tế. Bộ trưởng nói: “Chúng tôi tin bình đẳng giới là một phần quan trọng trong năng lực cạnh tranh toàn cầu của UAE”.
An Mai (Theo National News/Deloitte)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.