Nửa đầu năm, khối ngoại rút gần 2 tỷ USD khỏi TTCK Việt Nam

Chứng khoán
09:29 AM 29/06/2024

6 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 2 tỷ USD (khoảng 50.000 tỷ đồng) khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết phiên 28/6, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.100 tỷ và gần 4.500 tỷ đồng trong tuần cuối của tháng 6 trên cả 3 sàn giao dịch chứng khoán.

Nửa đầu năm, khối ngoại rút gần 2 tỷ USD khỏi TTCK Việt Nam- Ảnh 1.

Cụ thể, trên sàn giao dịch HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 66,74 triệu đơn vị, tổng giá trị 1.813,98 tỷ đồng, giảm 34,41% về khối lượng và 24,62% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 27/6). Ngược lại, khối này bán ra 102,25 triệu đơn vị, giá trị đạt 2.986,02 tỷ đồng, giảm 29,16% về khối lượng và 15,84% về giá trị so với phiên trước.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 35,51 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 1.172,04 tỷ đồng, giảm 16,62% về lượng nhưng tăng 2,68% về giá trị so với phiên trước. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu KDH với giá trị đạt 39 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 1,06 triệu đơn vị.

Trái lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND vẫn dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với khối lượng 8,63 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 277,76 tỷ đồng.

Tiếp theo đó là các mã bluechip gồm FPT bị bán ròng 254,93 tỷ đồng (1,93 triệu đơn vị), TCB bị bán ròng 181,74 tỷ đồng (7,92 triệu đơn vị), VPB bị bán ròng 126,81 tỷ đồng (6,68 triệu đơn vị), MWG bị bán ròng 112,72 tỷ đồng (1,81 triệu đơn vị)…

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 2,52 triệu đơn vị, giá trị đạt 86,88 tỷ đồng, tăng 98,48% về lượng và 99,9% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 3,91 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 79,29 tỷ đồng, tăng 128% về lượng và 33,35% về giá trị so với phiên trước.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,39 triệu đơn vị, tăng 211,8% so với phiên trước; tổng giá trị là mua ròng 7,59 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 16 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu MBS với khối lượng 576.100 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 18,08 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh khác là PVS đạt 16,64 tỷ đồng, IDC đạt 16,29 tỷ đồng, TNG đạt 7,75 tỷ đồng, VGS đạt 3,44 tỷ đồng…

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu SHS với khối lượng 2,84 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 48,33 tỷ đồng. Tiếp theo là VCS và CEO cùng bị bán ròng hơn 3 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 574.650 đơn vị, giá trị đạt 48,27 tỷ đồng, tăng 51,25% về lượng và 13,44% về giá trị so với phiên trước đó. Ngược lại, khối này bán ra 585.710 đơn vị, giá trị đạt 19,85 tỷ đồng, đạt xấp xỉ về lượng và giảm 66,88% về giá trị so với phiên trước.

Do đó, phiên này khối ngoại bán ròng 11.060 đơn vị, giảm 94,57% so với phiên trước; tổng giá trị là mua ròng 28,42 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng đạt 17,39 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu MCH với khối lượng 143.900 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 31,73 tỷ đồng. Các cổ phiếu còn lại được mua ròng dưới 1 tỷ đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu QNS bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 50.200 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 2,43 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 36,91 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 1.136,03 tỷ đồng, giảm 14,64% về lượng và 3,3% về giá trị so với phiên giao dịch trước.

Tính chung nửa đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 2 tỷ USD (khoảng 50.000 tỷ đồng) khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Con số này đang tiến sát kỷ lục bán ròng được thiết lập vào năm 2021 với hơn 58.000 tỷ đồng.

Hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng bán ròng sẽ dừng lại, đồng nghĩa với khả năng cột mốc kỷ lục mới sẽ sớm được thiết lập khi mà khối ngoại vẫn chưa có tín hiệu dừng xả hàng, hàng nghìn tỷ đồng bị bán ra mỗi phiên.

Theo SSI Research, các rủi ro liên quan tới lãi suất, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.