Nửa đầu năm, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 94,8 tỷ USD
Theo Bộ Công Thương, bất chấp những diễn biến khó khăn của kinh tế, thương mại toàn cầu, xung đột địa chính trị, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc đang phục hồi ấn tượng. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Nửa đầu năm 2024, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 94,8 tỷ USD, số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường tỷ dân đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ, nhập khẩu điện thoại và linh kiện khoảng 5,9 tỷ USD, máy ảnh máy quay phim và linh kiện ước 2,8 tỷ USD, hàng rau quả hơn 2,3 tỷ USD, tăng 33%...
Nhưng chiều nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67 tỷ USD, tăng 34,7%. Nửa đầu năm, nước ta nhập siêu từ Trung Quốc đạt 39,2 tỷ USD, tăng 67,9%, tương ứng tăng 14,7 tỷ USD.
Mức nhập siêu của nửa đầu năm nay hiện chỉ kém nhập siêu của cả năm ngoái 10,2 tỷ USD. (Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2023 49,4 tỷ USD, giảm 18,4% so với năm 2022).
Những nhóm hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc trong cả năm qua như sau: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 23,4 tỷ USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 22,5 tỷ USD, vải đạt 8,3 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 7,3 tỷ USD, sắt thép 5,7 tỷ USD, sản phẩm từ chất dẻo 4 tỷ USD, sản phẩm từ sắt thép đạt 3,4 tỷ USD, sản phẩm hóa chất 3,4 tỷ USD, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 3,1 tỷ USD, hóa chất 2,9 tỷ USD, dây điện và dây cáp điện (đạt 1,5 tỷ USD, tăng 1,7%); xơ, sợi dệt (đạt 1,3 tỷ USD, giảm 11,9%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,4%).
Theo Bộ Công Thương, bất chấp những diễn biến khó khăn của kinh tế, thương mại toàn cầu, xung đột địa chính trị, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc đang phục hồi ấn tượng.
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Thương mại song phương 2 nước còn nhiều dư địa tăng trưởng, dựa trên nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định thương mại đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hiện, Trung Quốc đang thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua. Kể từ năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tỷ USD. Năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 171,85 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.
Dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2024, hoạt động thương mại hàng hóa của nước ta với thị trường tỷ dân tiếp tục cải thiện, nhờ nhu cầu hàng hóa mùa cuối năm gia tăng. Tốc độ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu đầu vào sẽ duy trì đà tăng mạnh hơn so với xuất khẩu để phục vụ đơn hàng xuất khẩu đi nhiều thị trường đã ký.
Huyền My (t/h)Ngày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".