Nửa đầu năm, xuất khẩu gừng, nghệ thu về 38,9 triệu USD
Gừng, nghệ Việt Nam đã xuất khẩu 15.023 tấn, thu về gần 40 triệu USD, chinh phục Ấn Độ, thị trường số 1 thế giới về nhà sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu các loại gia vị.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), nửa đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 15.023 tấn gừng, nghệ thu về 38,9 triệu USD. Dù sản lượng giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch lại tăng 18,2%, phản ánh rõ sự cải thiện về chất lượng và giá trị sản phẩm.

Ảnh minh họa
Ấn Độ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này. Quốc gia Nam Á này là nhà sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường được ước tính trị giá tới 10,44 tỷ USD.
Hiện cả nước có khoảng 110 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhóm mặt hàng này, trong đó ba đơn vị dẫn đầu là Synthiet Việt Nam, Expo Commodities và Phúc Lợi.
Sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu gừng, nghệ không chỉ cho thấy tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất, mà còn khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu.
Theo thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và nhiều nước, tiềm năng xuất khẩu gừng từ Việt Nam sang các thị trường này là rất lớn. Giá sản phẩm này cũng đang cạnh tranh so với hàng đến từ các quốc gia khác. Ngoài chất lượng thơm, ngon, gừng Việt giá cũng rẻ hơn so với hàng nội địa tại các nước.
Bên cạnh gừng, nghệ, tinh bột nghệ là mặt hàng được nhiều quốc gia săn đón nhất. Tinh bột nghệ của Việt Nam được đánh giá có màu sắc đẹp, mùi thơm dễ chịu, giữ nguyên được hàm lượng curcumin trong nghệ, là hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp; chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ và làm trắng da.
Việt Nam đã khẳng định vị thế top đầu thế giới về xuất khẩu gia vị, với kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm. Dự kiến đến năm 2025, con số này có thể đạt 2 tỷ USD với 500.000 tấn xuất khẩu.
Phát triển cây gừng, nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào một mặt hàng nông sản, mà còn là bước đi chiến lược trong hành trình xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn và bền vững; có thể chinh phục những thị trường khó tính và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Minh An (t/h)
Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.