Nửa đầu tháng 1/2024, xuất nhập khẩu đạt gần 30 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
03:25 PM 29/01/2024

Trong nửa đầu tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 29,78 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Đã có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Sáng 29/1, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố tình kình kinh tế - xã hội tháng 1/2024, theo đó, tính từ ngày 1-15/1 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 29,78 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 15,08 tỷ USD, tăng 4,1%; nhập khẩu đạt 14,70 tỷ USD, tăng 6,8%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 0,38 tỷ USD.

Nửa đầu tháng 1/2024, xuất nhập khẩu đạt gần 30 tỷ USD- Ảnh 1.

Tháng 1/2024 Việt Nam xuất siêu 0,38 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ 2023 với 0,78 tỷ USD

Các chỉ số này cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa đã có xu hướng tích cực hơn. Sự phục hồi của một số nền kinh tế, trong đó có Mỹ, là một trong những nguyên nhân cơ bản giúp các doanh nghiệp có thêm đơn hàng, xuất nhập khẩu theo đó cũng có tín hiệu khả quan hơn.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết ngày 15/1/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 15,08 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,02 tỷ USD, tăng 10,4%, chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 11,06 tỷ USD, tăng 1,9%, chiếm 73,3%.

Tính đến hết ngày 15/1/2024 có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 2,861 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện 2,246 tỷ USD, tăng 22,1%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1,634 tỷ USD, giảm 4,6% và hàng dệt, may 1,290 tỷ USD, giảm 17,8%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tính đến hết ngày 15/01/2024, theo Tổng cục Thống kê, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 108 triệu USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 13,35 tỷ USD, chiếm 88,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 8,7%; nhóm hàng thủy sản đạt 318 triệu USD, chiếm 2,1%.

Nửa đầu tháng 1/2024, xuất nhập khẩu đạt gần 30 tỷ USD- Ảnh 2.

Ở chiều ngược lại, tính đến hết ngày 15/1/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,22 tỷ USD, tăng 19,1%, chiếm 35,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,48 tỷ USD, tăng 1,1%, chiếm 64,5%.

Trong nửa đầu tháng Một, có 2 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 42,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đó là điện tử, máy tính và linh kiện, đạt hơn 4,26 tỷ USD, tăng 9,2% và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, đạt hơn 1,91 tỷ USD, tăng 15,2%.

Tổng cục Thống kê cho biết, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, sơ bộ đạt 13,83 tỷ USD, chiếm 94,1%. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 48,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 45,5%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 0,87 tỷ USD, chiếm 5,9%.

Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu tháng 1/2024 thặng dư 0,38 tỷ USD, thấp hơn con số 0,73 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,57 tỷ USD.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa

Ngày 22/7, khi bão số 3 (bão Wipha) bắt đầu đổ bộ vào đất liền ven biển các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống bão tại một số điểm xung yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm công trình kè chống sạt lở hai bên cầu Vạn Hà, cống Ngọc Quang (xã Xuân Lập) và hồ thủy lợi Cửa Đạt.