Nửa đầu tháng 5, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
09:29 AM 24/05/2022

Đảo chiều từ xuất siêu trong nửa cuối tháng 4, Việt Nam bất ngờ nhập siêu tới 2,7 tỷ USD nửa đầu tháng 5.

Theo thông tin về tình hình xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5 (từ ngày 1 đến 15/5), kim ngạch nhập khẩu đạt 15,523 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 12,82 tỷ USD, nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD.

Như vậy, so với nửa cuối tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm, trong đó xuất khẩu giảm 5,13 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ giảm gần 100 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 135,17 tỷ USD, tăng 15,53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nửa đầu tháng 5, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Nhịp sống kinh doanh

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 năm 2022 đạt 12,82 tỷ USD, giảm 28,6% (tương ứng giảm 5,13 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 4/2022.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh, như: điện thoại các loại và linh kiện - tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 13,1%; hàng dệt may - tăng 2,32 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng - tăng 1,76 tỷ USD, tương ứng tăng 13,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - tăng 1,78 tỷ USD, tương ứng tăng 10%... so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 15,52 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% (tương ứng giảm 96 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2022.

Như vậy, tính đến hết 15/5/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 135,39 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 17,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh, như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - tăng 7,5 tỷ USD, tương ứng tăng 30%; xăng dầu các loại - tăng 2,14 tỷ USD, tương ứng tăng 129,7%; than các loại - tăng 1,46 tỷ USD, tương ứng tăng 111,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo các chuyên gia, việc nhập khẩu hàng hóa tăng không quá đáng lo ngại vì các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất và sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tiêu dùng nội địa trong thời gian tới.

Để hoạt động xuất khẩu phát huy thành quả trong thời gian tới, đại diện các hiệp hội ngành hàng mong muốn, cơ quan chức năng, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cập nhật thông tin về các thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu cũng như cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại…

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025 Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” ngày 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.