Ông Đỗ Anh Tú - nguyên Phó chủ tịch TPBank bị khởi tố tội gì?
Ngoài ông Đỗ Anh Anh Tú, có 14 người khác cũng bị khởi tố với cáo buộc có dấu hiệu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 7/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức cuộc họp thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tại họp báo, đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Đỗ Anh Tú, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), nguyên Chủ tịch Chứng khoán TPS và ông Hồ Nam - nhà sáng lập Bamboo Capital về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Đỗ Anh Tú sinh năm 1962 gắn bó với TPBank từ năm 2012 và chính thức được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT từ tháng 4/2023. Ông là Phó Tiến sĩ ngành máy năng lượng tại Đại học Kỹ thuật Praha (Cộng hòa Séc).
Tháng 3 vừa qua, ông Đỗ Anh Tú từ chức.
Trước đó, ông Tú còn từng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Diana Unicharm nhưng đến 2021 thì rời ghế điều hành để chuyển sang làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị tham vấn về chiến lược cho doanh nghiệp này.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an chủ trì Họp báo - Ảnh: Bộ Công an
Ngoài ông Đỗ Anh Tú, có 14 người khác cũng bị khởi tố với cáo buộc có dấu hiệu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital.
Ông Nguyễn Hồ Nam sinh năm 1978, quê Vĩnh Long, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Monash (Australia). Ông Hồ Nam là nhà sáng lập Bamboo Capital và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital từ tháng 2/2013.
Đầu tháng 3, Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital cho hay đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồ Nam - cổ đông sáng lập và từng có thời gian dài giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến khi từ nhiệm, không còn giữ các chức vụ tại HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành tại công ty từ ngày 27/4/2024.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hai cái tên xuất sắc - đội Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam) và đội Jiangxi Yanfeng (Trung Quốc) sẽ chính thức tranh tài trong đêm chung kết DIFF 2025 diễn ra vào 20h tối ngày 12/7. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc “xứng danh anh tài” của hai đội thi trong vòng loại.