Ông Hồ Hùng Anh nói gì khi mục tiêu lợi nhuận 2020 Techcombank chỉ tăng 1%?

Doanh nghiệp - Doanh nhân
07:45 AM 22/06/2020

Ngày 20.6, tại Đại hội đồng cổ đông Techcombank (mã HoSE: TCB), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank cho biết ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 13.000 tỉ đồng, tăng 1%. Tỉ lệ nợ xấu dưới 3%.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, tại phiên Đại hội đồng cổ đông ngày 20.6.2020. Ảnh: Minh Sơn.

Hội đồng quản trị Techcombank quyết định chọn phương án tăng trưởng an toàn hơn trong năm 2020, tập trung vào thanh khoản, hỗ trợ khách hàng do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, khiến rủi ro vẫn còn ở phía trước.

Kế hoạch đề ra thận trọng do tính đến trường hợp một số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và việc cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01 có thể làm giảm lợi nhuận do không ghi nhận lãi dự thu với nhóm khách hàng cơ cấu. 

 “Techcombank tập trung tìm khách hàng tốt, có thu nhập, khả năng trả nợ và các khoản vay có tài sản đảm bảo. Chúng tôi hạn chế cho vay tín chấp.

Đại hội cổ đông Techcombank diễn ra ngày 20.6.2020. Ảnh: Lan Hương

Techcombank luôn đi theo xu hướng rủi ro thấp, lợi nhuận cao. Thay vì làm việc với cả 10 khách hàng thì chúng tôi chỉ làm với 3 khách hàng tốt nhất. Thay vì làm 10 lĩnh vực thì chỉ làm dịch vụ 2-3 lĩnh vực mà ngân hàng có thể kiểm soát”, ông Hồ Hùng Anh nói. 

Trả lời chất vấn của cổ đông về việc nếu thị trường bất động sản đóng băng thì sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng như thế nào khi mà Techcombank hiện có tỉ trọng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản ở mức tương đối lớn. Ông Hồ Hùng Anh cho biết: Techcombank ngay từ đầu đã xác định rõ là sẽ tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế và phân khúc mà ngân hàng tự tin đạt được thị phần tốt nhất.

Bất động sản là lĩnh vực từ 5 năm trước đã được ngân hàng xác định ưu tiên, vì lĩnh vực này có những lợi thế, và thực tế cũng đã có phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng có thể tập trung phát triển, kiểm soát tốt rủi ro. Nhìn vào kết quả kinh doanh những năm qua, có thể thấy chiến lược này là hợp lý. 

Hiện Techcombank không chỉ tập trung bất động sản mà còn có các phân khúc, lĩnh vực khác, nhưng cần có thời gian để xây dựng, phát triển. Nếu ngân hàng không đẩy mạnh số hoá thì sẽ khó kiểm soát rủi ro ở những lĩnh vực mới này. 

Về vấn đề kiểm soát nợ xấu, ông Hồ Hùng Anh cho biết: “Ngay từ đầu chiến lược kinh doanh của chúng tôi tập trung một số phân khúc mà chúng tôi tự tin đạt được thị phần lớn nhất và có khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất. Chúng tôi không dàn hàng ngang với các khách hàng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế”.

Techcombank trình cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành, bán cổ phần cho người lao động theo chương trình ESOP và điều chỉnh giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, Techcombank dự kiến chào bán 4,76 triệu cổ phiếu TCB cho cán bộ nhân viên, người lao động theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020, trong quý 3 hoặc quý 4. Cổ phần phát hành thêm không hạn chế chuyển nhượng. 

Nếu phát hành số cổ phiếu này, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng từ 35.001 tỉ đồng lên 35.049 tỉ đồng.

Lan Hương
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.