Ông Vũ Huy Hoàng có thể đối mặt với mức án nào?
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết nếu sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng gây thất thoát, lãng phí từ 1 tỷ đồng trở lên thì sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù.
Theo nhận định của Luật sư Đặng Văn Cường, đây là giai đoạn đầu của quy trình tố tụng hình sự. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Nếu chứng minh được hành vi phạm tội như tội danh đã khởi tố , thì với quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay, vị cựu Bộ trưởng này có thể đối mặt với mức hình phạt từ 12 đến 20 năm tù…
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin ngày 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Tối cùng ngày, cơ quan điều tra của Bộ Công an đã tống đạt quyết định trên.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Tối cùng ngày, cơ quan điều tra của Bộ Công an đã tống đạt quyết định trên.
Được biết, ông Vũ Huy Hoàng bị khởi tố do có liên quan đến vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến khu “đất vàng” số 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM của Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nói rằng, thêm một cựu Bộ trưởng bị khởi tố hình sự do sai phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, chức vụ là thêm một nỗi buồn trong công tác cán bộ cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân đối với năng lực, phẩm chất cán bộ. Tuy nhiên, trước sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc chỉnh đốn Đảng, trước việc kiên quyết xử lý các cán bộ, Đảng viên suy thoái, sai phạm thì việc xử lý một vài, thậm chí một số, một bộ phận cán bộ sai phạm cũng là điều cần thiết để giữ gìn uy tín của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Theo thông tin ban đầu thì Cơ quan chức năng xác định khu đất số 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng có vị trí đắc địa, song những người có trách nhiệm thuộc UBND TP HCM đã chỉ định cho thuê đất không qua đấu giá gây thiệt hại cho nhà nước. Vì vậy, cơ quan điều tra sẽ làm rõ lô đất này liên quan đến trách nhiệm quản lý của những cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị nào, việc vi phạm về quản lý xảy ra như thế nào, có sự tham gia của những ai để xác định trách nhiệm pháp lý, vai trò đồng phạm, làm cơ sở để xử lý đối với những người tiếp theo theo quy định của pháp luật.
Theo ông Cường, đối với những vụ án tội phạm về chức vụ, kinh tế, tham nhũng thì thường sẽ có đồng phạm, thường là sẽ phạm tội có tổ chức và thường sẽ liên quan đến yếu tố thu lợi bất chính. Bởi vậy trong vụ việc này, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác định vai trò, trách nhiệm pháp lý.
"Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy có cá nhân, cán bộ, nhân viên khác mà có cùng ý chí thực hiện tội phạm thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.
Trong trường hợp phát hiện ra các hành vi vi phạm khác về chức vụ, kinh tế thì cũng xem xét, nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cũng sẽ tiếp tục khởi tố về các tội danh khác và có thể đối với những người khác có liên quan", Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.
Cũng theo ông Cường, đây là giai đoạn đầu của quy trình tố tụng hình sự. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh bị can là người có chức vụ, quyền hạn, là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nhưng đã cố ý vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng trở lên.
Luật Sư Cường cho cho biết thêm, theo quy định của pháp luật thì tội danh này đòi hỏi chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn, ở đây phải là người được giao quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước nhưng đã vì động cơ cá nhân, vì vụ lợi hoặc vì lý do khác mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước, gây thất thoát, lãng phí, thiệt hại đến tài sản nguồn thu cho ngân sách.
Ngoài ra, vị Luật sư nhấn mạnh trong vụ việc này, ngoài việc xem xét yếu tố về chủ thể, về vai trò, nhiệm vụ, chức năng trong việc quản lý tài sản nhà nước, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ tài sản bị thất thoát, lãng phí là bao nhiêu. Nếu trường hợp tài sản thất thoát, lãng phí từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là từ 10 năm đến 20 năm tù. Với quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay thì vị cựu Bộ trưởng này có thể đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, trong trường hợp tài sản của nhà nước bị thất thoát từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
“Trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ xác định giá trị quyền sử dụng đất cho thuê tại thời điểm chỉ định cho thuê là bao nhiêu tiền (căn cứ vào hợp đồng thuê đất), đồng thời sẽ làm rõ giá cả thị trường tại thời điểm đó là bao nhiêu? Trong trường hợp tổ chức đấu giá theo quy định thì số tiền sẽ được thu về ngân sách nhà nước là bao nhiêu tiền? Từ đó đến nay việc thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước là bao nhiêu, trên cơ sở đó sẽ xác định tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ án, xác định thiệt hại đối với nhà nước và làm cơ sở tính toán trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm theo quy định pháp luật.
Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ngoài ra, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật”, ông Cường nhấn mạnh.
Huyền TrangBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.