PGT Holdings -Doanh nghiệp quản lí chuỗi cung ứng bền vững
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable Supply Chain Management - SSCM.
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững được định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội. Với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất,phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan,cải thiện khả năng cạnh tranh, khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.
Có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau về SSCM, tuy nhiên có nhiều quan điểm chung đồng ý là thuật ngữ SSCM đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lí chuỗi cung ứng.
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững là sự tích hợp chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống các qui trình nghiệp vụ liên tổ chức để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó.
Ý nghĩa
Toàn cầu hóa đã đặt các chuỗi cung ứng phải đối mặt với những thách thức mới, không chỉ đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất về kinh tế mà còn phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Do đó, các chuỗi cung ứng đang chuyển từ quan điểm kinh doanh thông thường sang một mô hình kinh doanh bền vững hơn bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau: kinh tế, xã hội và môi trường.
Với sự phát triển của toàn cầu hoá, tính cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng.
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hoạt động của một doanh nghiệp không còn được quyết định bởi các quyết định và hành động xảy ra trong doanh nghiệp, thay vào đó nó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các quyết định và hành động được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đơn cử như năm 2021, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các khu vực khác trong đó có Việt Nam giúp nước ta có cơ hội thu hút thêm nguồn vốn đầu tư và cơ hội hợp tác từ nước ngoài.
Hay như thời gian gần đây theo báo cáo đánh giá của đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam đã thành công vượt Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Còn về thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á theo nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia. Từ 2010-2020, Việt Nam cũng đã tăng 23 bậc lên hạng 70 trong bảng xếp hạng chỉ số "thuận lợi kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới.
Cùng với đó, chiến tranh lạnh_chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất toàn cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra khỏi Trung Quốc. Quá trình "phân tách" chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác cũng đem đến nhiều điểm tích cực đối với Việt Nam khi nước ta trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính bền vững đã nổi lên như một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển đang đặt áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Các bên liên quan ngày càng tạo ra áp lực cho các công ty không chỉ cung cấp những lợi ích kinh tế mà còn phải giải quyết môi trường và xã hội, còn được gọi là tính bền vững hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Meixell và Luoma, 2015).
Nếu nhanh tay nắm bắt các thương vụ đầu tư, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ đáng học hỏi chính là cách Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Công ty PGT Holdings đề xuất hợp tác nhiều lĩnh vực với Đồng Tháp - THDT
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng". Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Chỉ số Quản lý Thu mua_ Purchasing Managers Index) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Đặc biệt ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdins mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2021.Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Với những mục tiêu và định hướng trong từng giai đoạn của CEO người Nhật Bản ông Kakazu Shogo (người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam), sẽ đưa PGT Holdinsg nhảy vọt trong lĩnh vực M&A trong thời gian tới. PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế.