PGT là cổ phiếu tiềm năng Quý 2/2022
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn với kỳ vọng về tiềm năng ăn nên làm ra.
Thời gian qua, thay vì Bitcoin, một bộ phận giới đầu tư tiền điện tử đang bỏ ra hàng triệu USD để mua các vật phẩm được đại diện bằng chuỗi mã NFT.
NFT là viết tắt của "Non-Fungible Token" - một "token không thể thay thế", được tạo nên từ blockchain Ethereum. Vì tính chất "không thể thay thế" này, NFT được dùng như một chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó.
Nguồn gốc NFT
Ý tưởng về NFT không phải mới. Hệ thống token (mã thông báo) chạy trên blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm trong gần một thập kỷ. Vào năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi, đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Mặc dù chưa phức tạp, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT hiện tại. Đó là sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản, như đồ sưu tầm kỹ thuật số, phiếu giảm giá, tài sản, cổ phiếu... và nhiều hơn thế. Không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại, bởi đơn giản Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.
Mặc dù vậy, cộng đồng người chơi tiền điện tử đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của các tài sản được lưu trữ trên blockchain. Vào năm 2014, một nền tảng tài chính ngang hàng với mã nguồn mở có tên Counterparty đã được xây dựng trên nền tảng của blockchain Bitcoin, nhưng với nhiều cải tiến. Đây là một trong những nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ.
Năm 2017, một sự thay đổi lớn diễn ra ở các nền tảng token chạy trên blockchain Bitcoin. Đó là sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC-721, cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên blockchain Ethereum. Như vậy, các nền tảng bên thứ ba như Counterparty sẽ không còn cần thiết trong giao dịch các NFT. Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên blockchain. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều người biết đến NFT nhờ vào game nuôi mèo ảo CryptoKitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.
NFT là các vật phẩm kỹ thuật số duy nhất có các chứng nhận về tính xác thực và quyền sở hữu được đăng ký trên chuỗi khối (blockchain). NFT không thể làm giả, "độc nhất vô nhị" và không thể thay thế cho nhau. NFT không có giá trị hữu hình, bởi bản chất của chúng là các đoạn mã.
NFT được giao dịch bằng tiền điện tử và blockchain có chức năng lưu giữ hồ sơ các giao dịch. Bất kỳ ai cũng có thể xem hay tải xuống NFT, nhưng chỉ người mua mới có tư cách sở hữu tác phẩm NFT đó.
NFT được giao dịch thông qua tiền điện tử, do đó giá bán cũng chịu sự biến động như bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, có thể tăng hoặc giảm giá trị. Độ khan hiếm của NFT là một trong số các yếu tố làm thay đổi mức giá của NFT.
NFT mã hóa có thể đại diện cho bất cứ thứ gì, điển hình như âm nhạc, nghệ thuật, tên miền website,… NFT ra đời được nhiều năm và mới bắt đầu bùng nổ gần đây khi nhiều tác phẩm được bán với giá hàng chục nghìn USD.
Để tạo NFT, trước tiên, người tạo phải chọn một nền tảng blockchain để "mã hóa" tài sản kỹ thuật số của mình. Hiện tại, Ethereum là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để mã hóa NFT. Nhưng tạo NFT không miễn phí, cụ thể, người tạo phải trả một số khoản phí nhất định để đăng ký thông tin NFT trên nền tảng blockchain (được gọi là đúc tiền).
Hiện tại, trào lưu NFT đang phát triển nhanh chóng và được coi như một loại tài sản kỹ thuật số đối với nhiều người. Theo nghiên cứu từ Binance, NFT được xem là cánh cửa giúp cho vũ trụ ảo (metaverse), một thế giới nơi người dùng tương tác với nhau trong không gian 3 chiều, có thể đi vào đời thật và được ứng dụng rộng rãi.
Hiện nay, các mạng xã hội cũng đang chạy đua xây dựng tính năng NFT. Mạng xã hội Twitter là mạng xã hội lớn đầu tiên cho phép người dùng chọn tài sản NFT làm ảnh đại diện. Tuy nhiên, việc này mới chỉ giới hạn cho một số tài khoản đăng ký dịch vụ trả phí Twitter Blue. Bên cạnh đó, Meta đang xem xét tung ra một số chức năng liên quan đến NFT cho Facebook và Instagram.
Các tài sản NFT không giao dịch bằng USD mà mua bằng token/coin được phát hành. Việc tài sản NFT đắt hay rẻ tuỳ thuộc vào lúc quy đổi. Nếu mua các token/coin vào các đợt giá trước khi lên sàn, giá của token/coin sẽ rất rẻ, chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 sau khi lên sàn.
Lý do giá tài sản NFT ngày càng cao là vì niềm tin của nhà đầu tư vào một NFT nhất định. Nhiều người bỏ ra hàng triệu USD để mua một tài sản NFT vì tính duy nhất và tin vào tiềm năng của loại tài sản này trong tương lai.
Việc mua NFT gần giống như việc bỏ tiền mua một bất động sản ngoài đời thực và chờ tăng giá trong tương lai. Niềm tin và giá trị kỳ vọng đã đẩy nhiều tác phẩm NFT có giá quá cao so với thực tế.
Tại thị trường Việt Nam
Theo Google Trend, trong 1 năm vừa qua, lượng tìm kiếm về từ khóa NFT của người Việt Nam ở trong xu hướng tăng, từ mức dưới 25 vào ngày 5/4/2021 lên mức 75 vào ngày 5/4/2022.
Trong bảng xếp hạng tìm kiếm NFT ở các tỉnh thành của Google Trend, thành phố Đà Nẵng dẫn đầu. Trong khi đó, lượng tìm kiếm của người dân TP.HCM và Hà Nội chỉ bằng lần lượt 91% và 87% của người dân thành phố Đà Nẵng. Bảng xếp hạng này cũng chứng kiến thành phố Hưng Yên và thành phố Hải Phòng hiện diện trong top 5.
Bảng xếp hạng tìm kiếm NFT
Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng là tỉnh có lượng tìm kiếm thấp nhất cả nước. Năm tỉnh thành có nhiều lượt tìm kiếm hơn tỉnh Sóc Trăng là: Tây Ninh, Hòa Bình, Đồng Tháp, Kon Tum và Cà Mau.
Trong khi đó, khi so sánh lượt tìm kiếm NFT của người Việt Nam với thế giới, lượt tìm kiếm ở Việt Nam xếp hạng 58, đứng trên cả một số nước như Ba Lan hay Ấn Độ.
Ở Việt Nam, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã "bắt trend" với trào lưu NFT. Vào cuối tháng 2, rapper B Ray và LK cũng ra mắt bộ sưu tập NFT trên nền tảng SingSing. Gần đây nhất, Binz cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng mình với tên DBMH được phát hành trên nền tảng blockchain Tuniver để kỷ niệm sự ra mắt của ca khúc Don’t break my heart.
Hiện nay, trên trang Opensea, một nơi giao dịch vật phẩm kỹ thuật số (NFT), 3 NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang được rao bán. Bức tranh NFT đầu tiên của tác giả Telecom_AI hiện được bán với giá 0,32 Ethereum, tương đương với 1.113,47 USD (tức khoảng 25 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022. Đây là bức NFT duy nhất về tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tác giả này.
Mới đây, trên nền tảng giao dịch OpenSea, chủ sở hữu có tên AFENFT đã tạo ra hình ảnh ông Trịnh Văn Quyết dưới dạng NFT và rao bán với giá 5 ETH (ethereum, một đơn vị tiền điện tử được dùng trên sàn giao dịch NFT OpenSea). Căn cứ vào dữ liệu ngày 4/4 của Coinmarketcap, giá đồng Ethereum đang được giao dịch ở mức 3.520 USD. Như vậy, bức hình NFT ông Trịnh Văn Quyết có giá bán rơi vào khoảng 17.500 USD.
Không chỉ vậy, hình ảnh về ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã xuất hiện trên nền tảng giao dịch OpenSea. Các sản phẩm có hình ông Đỗ Anh Dũng được rao bán với giá khá cao. Cụ thể, các hình ảnh này có giá rơi vào khoảng 5 – 13 ETH, tương đương 17.600 - 45.760 USD.
Khép lại thị trường chứng khoán ngày 14/4, VN-Index giảm 5,08 điểm (0,34%) còn 1.472,12 điểm, HNX-Index giảm 3,76 điểm (0,88%) xuống 423,69 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,1%) lên 113,41 điểm.
Thị trường về phiên chiều tương đối ảm đạm với thanh khoản phiên 14/4 tiếp tục giảm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp với giá trị giao dịch đạt gần 21.170 tỷ đồng, tương đương gần 618 triệu cổ phiếu được mua bán. Các nhóm cổ phiếu khác vẫn rất phân hóa. Có 271 mã giảm, trong khi có 285 mã tăng và 45 mã đứng giá tham chiếu, các nhóm cổ phiếu khác vẫn rất phân hóa.
Quay trở lại vs PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Tại phiên giao dịch ngày 14/4, PGT nằm trong 285 mã tăng của thị trường chứng khoán. Tuy tại phiên giao dịch hôm nay khối lượng chưa được khả quan nhưng mức giá đóng cửa đã tăng điểm 10,100 VNĐ trong bối cảnh thị trường giảm điểm. Nhiều chuyên gia nhận định mã PGT đã tạo đáy và bắt đầu có xu hướng tăng trong những phiên kế tiếp.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.