Phấn đấu nâng tỷ trọng vận tải đường thuỷ nội địa lên ít nhất 50%
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), mục tiêu thời gian tới là phải nâng thị phần hàng hóa bằng đường biển ven bờ và đường thủy nội địa để chiếm tỷ trọng lớn nhất, trước mắt là mục tiêu 50%.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với lợi thế có bờ biển dài, gần các tuyến hàng hải quốc tế, hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành hàng hải và đường thuỷ nội địa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa luôn có tốc độ tăng trưởng hàng hoá cao, ổn định, kể cả trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vẫn tăng trưởng dương. Cụ thể, vận tải hàng hóa năm 2023 đạt hơn 2.300 triệu tấn, tăng 15,4%; luân chuyển hàng hóa đạt 490 tỷ tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2022. Vận chuyển hành khách năm 2023 tăng 12,3% so với cùng kỳ…
Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế nhưng hệ thống đường thủy chưa khai thác hiệu quả. Vận tải đường bộ, nhất là về hàng hóa vẫn chiếm chủ yếu, đến 80%.
"Mục tiêu của chúng tôi là thời gian tới phải nâng cao thị phần hàng hóa bằng đường biển ven bờ và đường thủy nội địa, để làm thể nào, phương thức này vận tải bằng hàng hóa phải chiếm tỷ trọng lớn nhất, trước mắt là mục tiêu 50%, càng nhanh càng tốt", Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa năm 2024 diễn ra chiều 22/3.
Theo Bộ trưởng, nếu nâng được thị phần hàng hóa trong nước bằng đường biển ven bờ và đường thủy nội địa sẽ giúp giảm chi phí logistics, tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì bảo dưỡng. Đặc biệt sẽ giảm tai nạn giao thông giảm số người chết và bị thương, vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang quan tâm…
Song tình hình thế giới dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột chính trị, vũ trang xảy ra tại nhiều nước, thương mại toàn cầu yếu hay những căng thẳng ở Biển Đỏ và thời tiết, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường dẫn đến những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành vận tải, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa.
Chính vì vậy, việc cập nhật, bổ sung các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ nội địa để hỗ trợ tốt hơn các nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa là rất cần thiết.
Bộ GTVT sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp và ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển vận tải đường biển, đường thủy nội địa để chia sẻ thị phần vận tải đường bộ và đường sắt, đặc biệt trên hành lang vận tải Bắc - Nam.
Bộ trưởng GTVT cũng chỉ đạo rà soát các quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông, đặc biệt là kết nối cảng biển với đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
Trong đó, ưu tiên kết nối đường thủy nội địa với cảng biển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, qua đó giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics.
Ưu tiên phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế, phục vụ chung cho khu vực, có tính lan tỏa để đón đầu xu hướng phát triển trong nước và thế giới.
Minh An (t/h)Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.