Phản hồi bài “ Nghệ An: Giải pháp nào cho nạn khai thác đá không phép” - Tỉnh và huyện vào cuộc kịp thời, tích cực.

Địa phương
11:28 AM 12/12/2020

Công văn của UBND huyện Nghĩa Đàn đã cho thấy phán ánh của cơ quan báo chí là có cơ sở và thể hiện rõ sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền địa phương để ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật.

Khai thác khoáng sản trái phép đá trắng, đá đen, đá cảnh diễn ra phức tạp; hậu quả không chỉ gây thất thu ngân sách, tổn thất về tài nguyên, khoáng sản mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, thay đổi mục đích sử dụng đất, hủy hoại đất, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch, tạo ra nhiều nguy cơ về sụt, lún, trượt đất hết sức nguy hiểm trong mùa mưa lũ.

Ngày 20/11/2010 Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã đăng bài" Nghệ An: Giải pháp nào cho nạn khai thác đá không phép" của tác giả Thái Quảng và nhóm phóng viên với nội dung: "Việc khai thác đá trái phép từ các quả đồi ở các huyện miền núi Nghệ An như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn tiếp tục tái diễn một mặt cho thấy sự coi thường pháp luật của người khai thác cùng một số doanh nghiệp tham gia, mặt khác cho thấy sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, gây bức xúc dư luận". Bài báo nêu lên tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra tại địa bàn huyện Quỳ Hợp và huyện Nghĩa Đàn nhưng chưa được ngăn chặn quyết liệt. Tại một số địa phương, tình trạng khai thác khoáng sản đá trắng, đá đen, đá cảnh diễn ra phức tạp; hậu quả không chỉ gây thất thu ngân sách, tổn thất về tài nguyên, khoáng sản mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, thay đổi mục đích sử dụng đất, hủy hoại đất, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch, tạo ra nhiều nguy cơ về sụt, lún, trượt đất hết sức nguy hiểm trong mùa mưa lũ". Và nêu lên ở huyện Quỳ Hợp, một số xã đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên bản vi phạm hành chính thể hiện cán bộ xử lý đã không nắm bắt được sự thay đổi của các văn bản pháp quy đó là Nghị định 33/2017/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 36/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 10/5/2020 nhưng đến nay vẫn được cán bộ áp dụng để xử lý vi phạm.

Tiếp nhận thông tin phản ánh, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An đã kịp thời  có văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra lại các nội dung mà cơ quan báo chí đã đưa ra. Thực hiện yêu cầu của Sở TNMT tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã nhanh chóng vào cuộc và cũng như kịp thời có văn bản báo cáo các cơ quan liên quan cũng như trả lời cơ quan báo chí. 

Phản hồi bài “ Nghệ An: Giải pháp nào cho nạn khai thác đá không phép”  - Tỉnh và huyện vào cuộc kịp thời, tích cực.   - Ảnh 1.

Công văn của UBND huyện Nghĩa Đàn báo cáo, trả lời

UBND huyện Nghĩa Đàn đã ban hành Công văn số 1061/UBND - TNMT ngày 08/12/2020 về việc Báo cáo, trả lời nội dung phản ánh của Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị " …Thời gian qua, UBND huyện, Công an huyện và UBND xã Nghĩa Hiếu đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, nhiều đường mòn, lối mở, địa hình phức tạp, xã Nghĩa Hiếu giáp ranh với nhiều xã của huyện Quỳ Hợp, trong lúc các đối tượng thường khai thác lén lút, lợi dụng thời điểm vắng người, thường vào ban đêm và các ngày nghỉ, ngày lễ khiến cho kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới UBND huyện Nghĩa Đàn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND các xã tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, kiên quyết xử lý người đứng đầu UBND các xã và tổ chức, cá nhân liên quan nếu buông lỏng và để xẩy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn".

Phản hồi bài “ Nghệ An: Giải pháp nào cho nạn khai thác đá không phép”  - Tỉnh và huyện vào cuộc kịp thời, tích cực.   - Ảnh 2.

Công văn nội dung thể hiện rõ sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An)

Công văn của UBND huyện Nghĩa Đàn đã cho thấy phán ánh của cơ quan báo chí là có cơ sở và thể hiện rõ sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền địa phương để ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật. Và trên thực tế, sau khi sự việc được phản ánh, phóng viên đi thực tế ở địa phương và ghi nhận các hoạt động khai thác đá trái phép ở Nghĩa Đàn đã dừng lại. Chính quyền cơ sở đã vào cuộc, thực hiện nhiều đợt kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính nhiều cá nhân vi phạm. Đây là niềm vui lớn của những người làm báo khi tiếng nói của cơ quan truyền thông và ý chí của chính quyền, cùng chung chiến tuyến, đẩy lùi việc khai thác khoáng sản phi pháp. 

Quảng Bình
Ý kiến của bạn
IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).