Pháp, Đức ‘đóng cửa’ trước làn sóng COVID-19 thứ hai

Thế giới 24H
12:02 PM 29/10/2020

Ngày 28/10, theo hãng tin Reuters, Pháp và Đức đều đã ra lệnh "đóng cửa" đất nước trong bối cảnh COVID-19 đang vô cùng căng thẳng tại khu vực châu Âu.

Pháp, Đức ‘đóng cửa’ trước làn sóng COVID-19 thứ hai - Ảnh 1.

Một phụ nữ dắt chó đi dạo ở Paris, Pháp, ngày 18/3/2020. Ảnh: CFP

“Virus đang lan truyền với tốc độ mà ngay cả dự báo tồi tệ nhất cũng không thể lường trước được. Chúng tôi bị nhấn chìm bởi tốc độ lây lan của chủng virus này” - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu ngày 28/10.

Ông Macron nhận định: “Chúng ta đang đối mặt với một vấn đề: chuẩn bị đón đầu làn sóng dịch bệnh thứ hai - dự báo sẽ nguy hiểm hơn lần thứ nhất. Tôi đã quyết định chúng ta cần phải thực hiện đóng cửa để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh này”.

Ngày 28/9, nước Pháp đã báo cáo hơn 1,2 triệu ca nhiễm COVID-19 và 35.820 ca tử vong cho đến nay,  523 trường hợp tử vong mới do coronavirus trong vòng 24 giờ- con số hàng ngày cao nhất kể từ tháng 4.

Các biện pháp an toàn của Pháp sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/10. Theo đó, người dân Pháp sẽ được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp mua đồ dùng thiết yếu, sử dụng dịch vụ y tế hoặc tập thể dục tối đa một giờ mỗi ngày. Họ vẫn sẽ được đi làm nếu công việc đó không thể làm tại nhà và các trường học vẫn sẽ được mở cửa.

Pháp, Đức ‘đóng cửa’ trước làn sóng COVID-19 thứ hai - Ảnh 2.

Một cặp đôi đi xe đạp trên một con phố vắng vẻ trước giờ giới nghiêm toàn thành phố lúc 9 giờ tối ở Paris, Pháp, ngày 28/10/2020. Ảnh: Getty

Tương tự Pháp, Đức sẽ đóng cửa các quán bar, nhà hàng và nhà hát kể từ ngày 2/11 cho tới cuối tháng. Các trường học tại Đức vẫn sẽ mở cửa và các cửa hàng vẫn được phép hoạt động với những quy định nghiêm ngặt về việc ra vào.

Quyết định này được đưa ra vài giờ sau khi cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức cho biết một kỷ lục - 14.964 trường hợp nhiễm COVID-19 mới được xác nhận trên toàn quốc trong ngày qua, nâng tổng số ca bệnh lên 449.275 ca.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: “Chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Trước đó chúng ta vẫn có thể kiểm soát được tình hình, nhưng với tốc độ lây lan như hiện tại, hệ thống y tế của chúng ta sẽ nhanh chóng quá tải trong vòng vài tuần”.

“Số lượng các ca nhiễm ngày càng tăng buộc chúng tôi phải thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai”- bà Olaf Scholz, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức viết trên trang Twitter.

Số liệu mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Âu đã báo cáo 1,3 triệu ca nhiễm COVID-19 mới trong vòng 7 ngày vừa qua, chiếm gần một nửa so với 2,9 triệu ca bệnh mới được báo cáo trên toàn thế giới.  

Cho đến nay, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 42 triệu trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và hơn 1,1 triệu ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm ngoái. 

Trước đó, các quốc gia châu Âu đã bị chỉ trích vì xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh, không áp dụng các biện pháp an toàn sớm khiến cho hệ thống y tế tại châu Âu không kịp đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

P. Thủy
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.