Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững. Đây cũng là một trong những hướng đi quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Lối mở cho du lịch
Những năm gần đây, nhiều bản vùng cao phía Bắc các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái... đã có doanh thu hàng tỷ đồng/năm nhờ cung cấp dịch vụ homestay và các dịch vụ khác. Thu nhập của nhiều hộ gia đình tại các bản làng làm du lịch đã đạt con số 50-60 triệu đồng/năm.
Từ lâu, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương của việc phát triển ngành nông nghiệp nước ta. Bởi phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mục tiêu xây dựng ngành du lịch Việt Nam thành ngành mũi nhọn của cả nước. Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, cần đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, đảm bảo phát triển bền vững và có trách nhiệm. Các mô hình phát triển du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Đây là một ngành kinh tế then chốt. Dù vậy, vẫn cần sự sự hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, vai trò của du lịch nông thôn thể hiện rõ trên ba khía cạnh: góp phần đưa giá trị của nông nghiệp và nông thôn lên cao, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn bằng các sản phẩm OCOP và phát huy giá trị văn hóa của các vùng miền. Qua đó, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, việc làm cho người lao động nông thôn. Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng, lợi thế và khả năng liên kết vùng miền; huy động sự vào cuộc của các chuyên gia, các đơn vị du lịch lữ hành khi phát triển du lịch nông nghiệp. Tập trung phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng và dịch vụ phụ trợ. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lao động nông thôn hoạt động trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác truyền thông quảng bá, xây dựng hình ảnh...
Không nên làm theo phong trào
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các loại hình du lịch nông thôn chủ đạo là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Các sản phẩm du lịch nông thôn hiện đang khai thác tập trung vào giá trị cảnh quan sinh thái nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp, giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, sản phẩm nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao,... Hiện cả nước có 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn, có 365 điểm du lịch nông thôn.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch nông thôn vẫn tồn tại một số hạn chế như công tác quy hoạch cho du lịch cộng đồng, làng nghề, trang trại sinh thái gần như chưa có. Cơ chế quản lý cho mô hình du lịch nông thôn, hạ tầng và nguồn nhân lực và đảm bảo chuỗi du lịch với các công ty lữ hành vẫn còn kẽ hở. Du lịch nông thôn chủ yếu quy mô nhỏ, do các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác cung cấp. Hiện nay, mô hình tổ chức du lịch nông thôn chủ yếu mang tính chất tự phát và chưa có chính sách tổng thể cho phát triển du lịch nông thôn ở cấp quốc gia. Các chính sách phát triển chủ yếu hiện nay lồng ghép vào các chương trình phát triển và các chính sách đặc thù của từng địa phương.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép nội dung phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hướng tới mục tiêu kép
Phát triển du lịch nông thôn trong thời kỳ Covid-19 là một cơ hội cho ngành du lịch phát triển. Bởi khách du lịch ngày càng có xu hướng đến với thiên nhiên, các điểm du lịch hoang sơ và tránh xa các điểm du lịch đông khách truyền thống. Theo đại diện Tổng cục Du lịch cho biết, tiêu chí về du lịch cộng đồng đã có cần áp dụng bài bản rộng rãi hơn. Địa điểm du lịch cộng đồng phải đảm bảo ba điều kiện: có đăng ký kinh doanh, đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch bày tỏ, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong xu thế chung phát triển của nhiều địa phương đang triển khai đã cho thấy những hiệu quả trong thúc đẩy phát triển nông thôn, chuyển biến trong đời sống nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý hoàn toàn tự do, không có kinh nghiệm. Điều đó, cho thấy việc xây dựng Đề án phát triển hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị - OCOP cần sớm có hành lang pháp lý, định hướng chung.
Để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn trong giai đoạn tới theo hướng bền vững, cần có các định hướng, giải pháp phát triển du lịch nông thôn. Trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, đảm bảo phát triển bền vững và có trách nhiệm. Các mô hình phát triển du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Hạ DuyênĐại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.